Vào nội dung chính
MOLIÈRE - SÂN KHẤU

Molière và sự ra đời của sân khấu kịch nói Việt Nam

Nhân sự kiện kỷ niệm 400 năm ngày sinh của Molière, RFI thực hiện chương trình "Molière 2022" - một chuỗi các sự kiện liên quan đến nhà soạn kịch nổi tiếng thế giới. Kịch của Molière đã du nhập vào Việt Nam từ thời Pháp thuộc, và là nhân tố thúc đẩy sự ra đời của sân khấu kịch nói Việt Nam. 

Mở vở kịch của Molière được diễn tại Nhà hát Comédie Française tại Pháp
Mở vở kịch của Molière được diễn tại Nhà hát Comédie Française tại Pháp © Christophe Raynaud de Lage
Quảng cáo

Chuyên gia lịch sử nghệ thuật sân khấu Martial Poirson giải thích về vai trò của Molière đối vợi sự ra đời của sân khấu kịch nói Việt Nam như sau : 

Sự xuất hiện của Molière ở Đông Nam Á rất thú vị bởi vì các tác phầm của ông do chính quyền thuộc địa du nhập vào.

Chúng ta phải kể đến người đã để lại nhiều tư liệu, đó là giám đốc nhà hát Claude Bourrin. Claude Bourrin đã đến Đông Dương mang theo các vở kịch của Molière cho những người Pháp xa xứ và những nhân viên của chính quyền thuộc địa Pháp tại Đông Dương. Họ rất buồn chán và cần giải trí, cho nên Claude Bourrin đem đến cho họ kịch Molière, với ý định nâng cao yêu cầu về thưởng thức văn hóa. Nhưng ý định đó không thành, vì những quan chức chính quyền thuộc địa không màn gì đến kịch Molière, mà thích loại hình sân khấu đường phố và các loại hình giải trí bình dân hơn.

Molière và sự ra đời của sân khấu kịch nói Việt Nam
Jean-Baptiste Poquelin, được biết đến nhiều hơn với tên Molière (1622 - 1673).
Jean-Baptiste Poquelin, được biết đến nhiều hơn với tên Molière (1622 - 1673). CC0 Paris Musées / Musée Carnavalet

Nhưng điều thú vị ở đây, đó là toàn bộ giới trẻ có học thức ở Đông Dương, nhất là những sinh viên trẻ lại rất quan tâm và đam mê kịch của Molière. Họ nhanh chóng biên dịch và trình diễn những vở kịch của Molière với các bản dịch sang tiếng lúc đó gọi là tiếng An Nam. Chính quyền thuộc địa thời bấy giờ rất bất ngờ về chất lượng tuyệt hảo, cũng như sự thông minh trong cách diễn và trong lời thoại của những vở kịch này.

Và dĩ nhiên là vào thời đó vẫn còn những thành kiến mang tính kỳ thị sắc tộc, trong những lời khen tặng dành cho các đoàn kịch trẻ này vẫn phảng phất thái độ kẻ cả, người ta lấy làm ngạc nhiên khi thấy dân bản địa có thể phóng tác kịch Molière một cách thông minh như thế. Nhưng dẫu sao giới quan chức chính quyền thuộc địa vẫn phần nào có sự thán phục thành thật đối với họ, trái ngược hẳn với đầu óc tầm thường của giới quan lại địa phương, vốn hoàn toàn không quan tâm đến Molière.

Thứ hai, một cách nghịch lý, đó là chính từ Molière, một khuôn mẫu của nước ngoài, của đế quốc thực dân, mà một số trí thức bản địa bắt đầu nhận thức về đấu tranh giải phóng thuộc địa. Tôi đặc biệt nghĩ đến Vũ Đình Long, người đầu tiên đã dịch các tác phẩm của Molière sang tiếng An Nam, hay đúng hơn là thứ tiếng trở thành tiếng Việt sau này.

Và cũng chính ông, vào năm 1920, là người dàn dựng liên tiếp hai vở kịch Người bệnh tưởng (Le malade imaginaire) và Trường giả học làm sang (Le bourgois gentilhomme), hai vở hài kịch ba lê lấy bối cảnh xã hội Pháp, triều đình của vua Louis 14, nhưng lại bất ngờ giúp cho sự ra đời của sân khấu kịch nói của Việt Nam với sự hòa quyện giữa nhảy múa, âm nhạc và lời thoại. Tất cả các yếu tố của hài kịch ba lê được kết hợp một cách hoàn hảo, phù hợp với đặc thù của thể loại kịch nói ở khu vực này. Điều này đã tạo lên tiếng vang không ai ngờ tới về cả nội dung và hình thức.

Hai năm sau bản dịch đầu tiên của kịch Molière, một tác giả sống tại Việt Nam đã soạn vở kịch đầu tiên bằng tiếng Việt, đó là vở kịch đầu tiên của sân khấu hiện đại Việt Nam.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.