Vào nội dung chính
PHỎNG VẤN - ANH - TRUNG QUỐC

Căng thẳng Luân Đôn-Bắc Kinh ảnh hưởng đến quyền lợi kinh tế của nước Anh ?

Hồng Kông, Tân Cương, Hoa Vi, nguồn gốc virus corona và kể cả dự án tập trận chung với Mỹ, Nhật tại Viễn Đông... Căng thẳng giữa Anh và Trung Quốc không có dấu hiệu giảm cường độ. Liệu Bắc Kinh có dùng đòn kinh tế và thương mại để trừng phạt Luân Đôn như đã cư xử với Canberra ? Phân tích của luật sư Hoàng Đức Thắng. 

Thủ tướng Anh Boris Johnson chọn giải pháp cứng rắn với Trung Quốc trên nhiều hồ sơ như Hồng Kông và Tân Cương.
Thủ tướng Anh Boris Johnson chọn giải pháp cứng rắn với Trung Quốc trên nhiều hồ sơ như Hồng Kông và Tân Cương. Paul GROVER POOL/AFP
Quảng cáo

Từ ít nhất hơn nửa năm qua, Luân Đôn dồn dập khiêu khích Bắc Kinh. Tháng 7/2020, báo The Times tiết lộ kế hoạch Anh điều tàu sân bay sang tận Viễn Đông, tập trận chung với Mỹ, Nhật, Úc và Canada vào những tháng đầu năm 2021.

Về kinh tế, chính quyền Boris Johnson mạnh tay loại tập đoàn viễn thông Hoa Vi ra khỏi mạng 5G. Trong lĩnh vực y tế, Luân Đôn ngay từ tháng 4/2020 đòi Bắc Kinh phải « trả lời những câu hỏi hóc búa về nguồn gốc dịch Covid-19 ».

Liên quan đến các quyền tự do đang bị bóp nghẹt tại thuộc địa cũ của Anh Quốc là Hồng Kông, Luân Đôn không chỉ lên án Trung Quốc nuốt lời hứa về quy chế một quốc gia hai chế độ mà còn khiến Bắc Kinh giận dữ với quyết định cấp visa dài hạn cho công dân Hồng Kông có hộ chiếu BNO. Về Tân Cương, Anh cấm nhập hàng Trung Quốc sử dụng lao động cưỡng bức.

Bắc Kinh không ngần ngại dùng lá bài kinh tế và thương mại, để trừng phạt những tiếng nói chỉ trích Trung Quốc vi phạm nhân quyền, như trong trường hợp với nước Úc. Liệu thái độ cứng rắn của Luân Đôn có đe dọa đến các quyền lợi kinh tế của Anh Quốc hay không ?

07:47

LS Hoàng Đức Thắng - Luân Đôn-

 

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.