Vào nội dung chính
MỸ - TÂY TẠNG - TRUNG QUỐC

Trung Quốc phản đối Mỹ thông qua dự luật về Tây Tạng

Tây Tạng là chủ đề mới gây căng thẳng trong quan hệ Mỹ-Trung. Ngày 22/12/2020 Bắc Kinh phản ứng gay gắt trước việc Quốc Hội lưỡng viện Hoa Kỳ thông qua dự luật nhìn nhận « quyền của người dân Tây Tạng » trong việc chọn người kế thừa lãnh đạo tin thần Đức Đạt Lai Lạt Ma.

Ảnh minh họa: Lãnh đạo đảng Dân Chủ tại Hạ Viện Hoa Kỳ Nancy Pelosi cùng với lãnh đạo tinh thần Tây Tạng Đức Đạt Lai Lạt Ma tại đền Tsuglagkhang ở Dharmsala, Ấn Độ, ngày 10/05/2017.
Ảnh minh họa: Lãnh đạo đảng Dân Chủ tại Hạ Viện Hoa Kỳ Nancy Pelosi cùng với lãnh đạo tinh thần Tây Tạng Đức Đạt Lai Lạt Ma tại đền Tsuglagkhang ở Dharmsala, Ấn Độ, ngày 10/05/2017. AP - Ashwini Bhatia
Quảng cáo

Một ngày sau khi Hạ Viện Mỹ thông qua dự luật về Tây Tạng, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Vương Văn Bân mạnh mẽ phản đối dự luật vừa được Hạ Viện Hoa Kỳ thông qua hôm 21/12/2020 và xem đây là một sự « can thiệp thô bạo » của Mỹ vào công việc nội bộ của Bắc Kinh. Trung Quốc lên án Hoa Kỳ tìm cách gây bất ổn trong khu vực bằng cách can thiệp vào những hồ sơ nhậy cảm liên quan tới Đài Loan, Hồng Kông hay tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông và giờ đây là trên quyền tự do tôn giáo tại Tây Tạng. 

Tới nay Trung Quốc luôn coi lãnh đạo tôn giáo Tây Tạng đang sống lưu vong tại Ấn Độ là một mối đe dọa, là mầm mống ly khai nguy hiểm. 

Ngược lại người đứng đầu chính phủ Tây Tạng lưu vong, Lobsang Sangay thì xem dự luật của Hạ Viện Mỹ là một cử chỉ « mang tính lịch sử » thể hiện sự ủng hộ của Washington với chính quyền Tây Tạng lưu vọng. Việc Mỹ công nhận các « quyền tự do của người dân Tây Tạng » là một « thắng lợi » đối với công cuộc đấu tranh của người dân xứ này theo lời ông Lobsang Sangay.

Văn bản nói trên kêu gọi chính phủ Hoa Kỳ mở tòa lãnh sự tại thủ phủ Tây Tạng Lhassa, nhìn nhận quyền của người dân Tây Tạng được chọn vị lãnh đạo tinh thần, và nhất là bảo vệ môi trường tại vùng cao nguyên Tây Tạng. Quan trọng hơn cả là tài liệu này đề nghị chính quyền Bắc Kinh đối thoại với Đức Đạt Lai Lạt Ma.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.