Vào nội dung chính
Tạp chí thể thao

Bất chấp dịch bệnh, bóng đá châu Âu vào mùa giải mới vẫn đầy hứng khởi

Đăng ngày:

Bóng đá thế giới bị thiệt hại 14 tỷ đô la vì đại dịch Covid-19. FIFA họp đại hội với trọng tâm bàn kế hoạch cứu trợ các làng bóng đá. Mùa bóng mới của các giải lớn châu Âu đang lần lượt khai cuộc trong điều kiện dịch bệnh với mục tiêu khẳng định sức sống của bóng đá. Trên đây là nội dung của Tạp chí Thể thao tuần này.

Trận khai mạc Bundesliga giữa Bayern Munich (áo đỏ) và  Schalke 04 trên sân Allianz Arena, Muich, Đức, ngày 18/09/2020.
Trận khai mạc Bundesliga giữa Bayern Munich (áo đỏ) và Schalke 04 trên sân Allianz Arena, Muich, Đức, ngày 18/09/2020. REUTERS - MICHAEL DALDER
Quảng cáo

Đại dịch virus corona không chỉ làm mọi hoạt động thể thao cả thế giới bị đình lại trong nhiều tháng trời mà còn gây thiệt hại nặng nề về mặt tài chính do lịch trình bị đảo lộn, các hợp đồng bản quyền truyền hình bị cắt giảm, thi đấu trong sân vận động không khán giả… Bóng đá, môn thể thao vua có thu nhập lớn nhất cũng không nằm ngoài sự tàn phá của Covid-19. Trong bối cảnh đó, hôm thứ Sáu 18/09, Đại hội lần thứ 70 của FIFA đã khai mạc với hồ sơ trọng tâm bàn về vấn đề ngân sách và cứu trợ khẩn cấp cho liên đoàn quốc gia của 211 thành viên.

Nếu như không có đại dịch, Đại hội này dự trù khai mạc tại Addis –Abeba, Ethiopia đầu tháng 6, nhưng cuối cùng phiên họp phải mở ra từ trụ sở của đinh chế, tại Zurich qua truyền hình. Đại hội sẽ tập trung xem xét vẫn đề tài chính cũng như về « việc hỗ trợ các cộng đồng bóng đá trong cuộc khủng hoảng chưa từng có này », theo thông cáo của FIFA.

Họp báo trước ngày khai mạc đại hội, ông Olli Rehn, phụ trách phần ngân quỹ của FIFA cho biết đại dịch Covid 19 có thể đã làm thiệt hại 14 tỷ đô la cho làng bóng đá thế giới. Đây là con số ước tính tổng thể thiệt hại của « nền kinh tế bóng đá » của 211 liên đoàn thành viên của FIFA.  Không đi vào chi tiết, người nắm hầu bao của định chế thể thao giàu nhất thế giới cho biết, « bóng đá Nam Mỹ chịu thiệt hại khá nặng nề », tuy nhiên làng bóng châu Âu  báo cáo thiệt hại còn nặng nề hơn cả.

Trong một nghiên cứu công bố hồi đầu tháng 7, nghiệp đoàn các câu lạc bộ bóng đá châu lục này đã đưa ra con số 4 tỷ euro thâm hụt thu nhập cho 2 mùa bóng 2019-2020 và 2020-2021 do đại dịch Covid và nhiều câu lạc bộ có nguy cơ phá sản. Ngay từ giờ đơn xin trợ cấp hoặc vay tiền đã rất nhiều. Hơn 150 liên đoàn thành viên đã có đơn xin trợ cấp.

Việc phân bổ các khoản trợ cấp sẽ là vấn đề đau đầu của FIFA, không chỉ vì định chế quản lý bóng đá thế giới trong quá khứ gần đây đã có không ít các vụ bế bối biển thủ, hối lộ liên quan đến chia chác tiền bạc, mà còn vì các thiệt hại kinh tế do dịch Covid-19 mỗi nơi một khác.

Ngay từ tháng 6 vừa rồi, FIFA đã thông qua một gói cứu trợ 1,5 tỷ đô la cho các liên đoàn thành viên.  Mỗi liên đoàn thành viên có thể nhận được tới 1,5 triệu đô la trợ cấp cho bóng đá nam và 500 triệu bổ sung cho bóng đá nữ. Đồng thời mỗi liên đoàn châu lục hoặc khu vực cũng sẽ được trợ cấp lên tới 2 triệu đô la.

Theo nhiều chuyên gia về bóng đá chuyên nghiệp, « hiện nay rất ít các liên đoàn bóng đá chuyên nghiệp có thể sống bằng tiền bản quyền truyền hình, đa số các câu lạc bộ sống chủ yếu bằng thu nhập từ bán vé. Nguồn thu này giờ đây đã bị mất hoàn toàn ». Ngoài ra, việc chuyển nhượng cầu thủ bị chững lại cũng ảnh hưởng lớn đến nhiều câu lạc bộ vẫn phát triển theo mô hình đào tạo, nuôi dưỡng cầu thủ rồi để bán.

Trong khi các làng bóng khác nhau đều bị thiệt hại thu nhập thì đại dịch làm FIFA mất hầu như không đáng kể thu nhập vì đại đa số các bản quyền thương mại đã được ký bán từ trước khi có khủng hoảng. Theo báo cáo thường niên của định chế này, trong khoảng 2019 đến 2022, FIFA đã thu 6,44 tỷ đô la, trong đó riêng 2022, năm diễn ra Cúp thế giới tại Qatar, FIFA đã thu về 4,68 tỷ đô la.

FIFA vẫn là định chế quản lý bóng đá giàu có, luôn sẵn tiền tỷ trong ngân quỹ. Vấn đề còn lại là chi ra thế nào cho minh bạch và công bằng.

Các làng bóng châu Âu lần lượt vào mùa giải mới

Trở lại các sân cỏ bóng đá châu Âu, mùa bóng 2020/2021 của các giải vô địch quốc gia lớn ở châu Âu đang dần trở lại với người hâm mộ, tất nhiên trong hoàn cảnh đặc biệt : « sống cùng Covid-19 ». Sau Ligue 1 của Pháp, Premier League của Anh, thứ Sáu và Thứ Bảy này lần lượt làng bóng Đức Bundesliga và Seri A của Ý bắt đầu khai cuộc.

Ở Bundesliga, đương kim vô địch Bayern Munich, thống trị giải vô địch quốc gia suốt 8 mùa bóng liên tục, mở màn. Trong thế và lực hiện nay, với cú ăn 3 Cúp nước Đức, Vô địch quốc gia và vô địch Champions League mùa nóng vừa qua, khó có lý do để hiện trạng trên của Bundesliga thay đổi ở mùa bóng này.  

Trong khi đó ở Serie A, câu lạc bộ Juventus suốt từ 2012 là đội bóng không thể lật đổ, đang nhắm tới cái đích lớn danh hiệu vô địch Ý lần thứ 10 liên tiếp. Giữa lúc dịch Covid-19 vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp ở châu Âu, hầu hết các trận dấu đều diễn ra trong sân vận động trống không. Các nhà tổ chức đang cố gắng đưa dần khán giả đến sân, trước mắt hạn chế mỗi trận có khoảng một, hai nghìn cổ động viên.

Dường như các đội đang quen dần với khung cảnh thi đấu mới, không vì thế mà chất lượng các cuộc thi đấu bị giảm sút. Chuyên gia bóng đá Trần Văn Mui nhận định :

04:03

Trần Văn Mui - Texas, Hoa Kỳ

 

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Xem các tập khác
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.