Vào nội dung chính
CHÂU ÂU - DƯƠC PHẨM

Covid-19 : Nghị Viện Châu Âu xem xét tình trạng thiếu thuốc

Khủng hoảng Y tế vì đại dịch Covid-19 làm lộ rõ một tệ nạn ở châu Âu : thiếu thuốc men vì phải nhập khẩu hoạt chất từ nước ngoài đặt biệt là Ấn Độ và Trung Quốc. Trong ngày thứ Năm 17/09/2020, Nghị Viện Châu Âu sẽ đưa ra một số phương án để giải quyết tình trạng này.

Ảnh minh hoa : Một nhà thuốc ở Quimper, Pháp.
Ảnh minh hoa : Một nhà thuốc ở Quimper, Pháp. AFP PHOTO FRED TANNEAU
Quảng cáo

Từ Bruxelles, thông tín viên Joana Hostein tường thuật :

Theo bản báo cáo, hai nước Ấn Độ và Trung Quốc sản xuất đến 60% paracetamol, 90% pénicilline và 50% ibuprofène cho thị trường thế giới. Do vậy mà phần lớn các  loại thuốc mà chúng ta tiêu thụ tại châu Âu  được chế tạo từ một nơi khác. Trong thời khủng hoảng, tình trạng lệ thuộc này thể hiện rất rõ.

Nhiều loại thuốc bị khan hiếm như nghị sĩ Nathalie Colin Ouesterlé , tác giả bản báo cáo, giải thích sau đây : Người ta thường báo động thiếu chất cura dùng để gây mê nhưng khủng hoảng Covid-19 làm lộ rõ tình trạng khan hiếm các loại thuốc khác từ nhiều năm qua. Cụ thể là 50% thuốc dùng trong hóa trị ung thư, thuốc chống bệnh Parkinson, động kinh … đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng vì đe dọa sức khỏe và sinh mạng bệnh nhân.

Các nghị sĩ châu Âu đề nghị một loạt biện pháp để cải thiện tình trạng khan hiếm này. Một là thành lập một Cơ quan Âu dược khấn cấp cho toàn châu Âu, một loại kho dự trữ gồm các loại thuốc « chiến lược »  mà các thành viên có thể sử dụng khi cần.

Sáng kiến thứ hai  là khuyến khích các hãng chế tạo hoạt chất dời về châu Âu qua các biện pháp đặc miễn thuế.

Các đại diện dân cử hy vọng Ủy Ban Châu Âu nghe theo các đề nghị này trong chính sách dược phẩm sẽ được trình bày trước cuối năm 2020.

Covid-19: Tình trạng lây nhiễm tại Châu Âu đạt mức « báo động »

Theo tuyên bố của Tổ Chức Y Tế Thế Giới, mức độ lây nhiễm của đại dịch Covid-19 ở Châu Âu đã đến cấp báo động. Quyết định của một số nước, trong đó có Pháp, rút ngắn thời gian tự cách ly xuống một tuần cũng đáng lo ngại trong bối cảnh này.

Theo giám đốc khu bộ Châu Âu của Tổ Chức Y Tế Thế Giới, Hans Kluge, thống kê của tháng 9 cho thấy số người  bị virus corona lây nhiễm cao hơn số liệu của hai tháng 3 và 4 nhập lại.

Tổ Chức Y Tế Thế Giới cũng không tán đồng biện pháp rút ngắn thời gian cách ly từ 14 xuống 7 ngày cho những ai có tiếp xúc với người nhiễm virus.

Trong toàn vùng Châu Âu, 53 quốc gia, kể cả liên bang Nga, số người bị lây đã lên gần 5 triệu với 227.000 ca tử vong có liên quan đến SARS-Cov-2.

Đỉnh kỷ lục mới là vào ngày 11 tháng 9 với 54.000 ca nhiễm trong 24 giờ.

Theo số liệu chính thức của Nga, trong 24 giờ qua có thêm 144 nạn nhân của Covid-19 từ trần, nâng tổng số thiệt mạng lên hơn 19.000 người (19.026).

Tại Pháp, số ca lây nhiễm mới tiếp tục xoay quanh ngưỡng 10.000 mỗi ngày, với 44 nạn nhân tử vong và 77 ổ dịch mới.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.