Vào nội dung chính
PHÁP - IRAK

Paris : Liên minh quốc tế xét lại chiến lược chống Thánh chiến

Dưới sự chủ tọa của Thủ tướng Irak và Ngoại trưởng Pháp, 24 nước trong Liên minh chống Nhà nước hồi giáo họp lại tại Paris trong ngày hôm nay 02./06/2015. Thế tấn công của Thánh chiến tại Irak và Syria buộc Liên minh phải xét lại chiến lược can thiệp và cố thuyết phục Bagdad chấp nhận hệ phái Su-ni và cộng đồng Kurdistan tham gia sinh hoạt chính trị, đoàn kết dân tộc.

Thủ tướng Pháp Laurent Fabius chủ trì cuộc họp Paris với đại diện 24 nước tham gia liên minh - REUTERS /Stephane De Sakutin
Thủ tướng Pháp Laurent Fabius chủ trì cuộc họp Paris với đại diện 24 nước tham gia liên minh - REUTERS /Stephane De Sakutin
Quảng cáo

Hội nghị xét lại chiến lược đối phó với Nhà nước Hồi giáo, quy tụ 24 bộ trưởng cũng như đại diện các tổ chức quốc tế, khai mạc tại thủ đô Paris.  Lẽ ra Thủ tướng Irak, Haidar al Abadi, Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius và đồng nhiệm Mỹ John Kerry cùng chủ tọa hội nghị này nhưng Ngoại trưởng Mỹ vắng mặt sau tai nạn xe đạp, gẫy chân.

Theo phát ngôn viên bộ Ngoại giao Pháp, Romain Nadal, trọng tâm của hội nghị Paris là chiến lược tại Irak. Tuy nhiên, do những chuyển biến nhân quả với chiến cuộc tại Syria nên Syria cũng sẽ được bàn thảo đến. Cũng theo phát ngôn viên Pháp, các bên trong liên minh sẽ trao đổi ý kiến về chiến lược đối phó với Nhà nước Hồi giáo trong bối cảnh tình hình chiến địa rất mong manh.

Bị mất nhiều thành phố lớn và thiệt hại nặng về quân trang và vũ khí, Thủ tướng Irak quy trách nhiệm cho liên minh Tây phương và Ả Rập " yễm trợ không quân thiếu hiệu quả, không theo dõi kỹ hoạt động của chiến binh Hồi giáo, chia từng đơn vị nhỏ và di chuyển nhanh. " Lãnh đạo Bagdad cũng đặt vấn đề là phải xem lại tại sao có nhiều khủng bố xuất phát từ Ả Rập Xê Út, các nước vùng Vịnh và Ai Cập ?

Câu hỏi đặt ra là Tây phương mà đứng đầu là Hoa Kỳ có thay đổi chiến lược từ yễm trợ không quân sang tham chiến trên bộ hay không ?

Cho đến nay Washington chỉ oanh kích và tập trung huấn luyện cho 10.000 binh sĩ Irak. Irak đang bị áp lực của các nước đồng minh đòi gia tăng vận tốc đoàn kết quốc gia mà đặc biệt là hội nhập người Su-ni, mà sự ủng hộ của bộ phận cột trụ này là yếu tố không thể thiếu để tái chiếm lãnh thổ bị mất.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.