Vào nội dung chính
PHÁP - XÃ HỘI

Lao động cưỡng bức người Duy Ngô Nhĩ : Pháp điều tra 4 tập đoàn dệt may

AFP ngày 01/07/2021 dẫn một nguồn tin tư pháp cho biết văn phòng công tố chống khủng bố quốc gia Pháp (Pnat) hồi cuối tháng 6/2021, đã mở cuộc điều tra về việc « chứa chấp tội ác chống nhân loại » nhắm vào bốn tập đoàn dệt may lớn thế giới.

Khách đợi vào cửa hàng quần áo Uniqlo gần Nhà hát kịch Opera Garnier, Paris, Pháp, ngày 01/10/2019.
Khách đợi vào cửa hàng quần áo Uniqlo gần Nhà hát kịch Opera Garnier, Paris, Pháp, ngày 01/10/2019. AFP - ERIC PIERMONT
Quảng cáo

Đây là lần đầu tiên tư pháp Pháp điều tra về chính sách trấn áp thẳng tay những cộng đồng thiểu số Hồi Giáo tại Trung Quốc, gồm người Duy Ngô Nhĩ, Kazakh và Kyrgyz. Cuộc điều tra được tiến hành theo đơn kiện được hai tổ chức phi chính phủ (le collectif Éthique sur l’étiquette, Viện Duy Ngô Nhĩ Châu Âu - IODE) và một nạn nhân thoát khỏi trại cải tạo nộp tại Paris vào đầu tháng 04/2021.

Trả lời RFI ngày 01/07, bà Dilnur Reyhan, chủ tịch Viện Duy Ngô Nhĩ Châu Âu (Institut d’Ouïghour d’Europe), bên nguyên đơn, cho biết :

« Có 12 thương hiệu bị nhắm đến, đặc biệt như Uniqlo, Zara, Skechers… thuộc sở hữu của 4 tập đoàn lớn thế giới. Người ta nghi ngờ họ có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với việc sử dụng lao động cưỡng bức người Duy Ngô Nhĩ. Họ đã lợi dụng, làm giàu nhờ sử dụng lao động cưỡng bức và chính sách diệt chủng mà Trung Quốc tiến hành để tạo điều kiện cho các tập đoàn đa quốc gia cùng làm giàu, cùng lợi dụng lao động cưỡng bức người Duy Ngô Nhĩ. Đó là những người bị giam trong những trại tập trung nhưng cũng có những người Duy Ngô Nhĩ sống ngoài trại và bị chính quyền điều đi nơi khác như những « nô lệ » để làm việc trong những nhà máy của chính quyền dưới sự kiểm soát của cảnh sát ».

Cụ thể, bốn tập đoàn dệt may bị nhắm đến gồm chi nhánh Uniqlo Pháp, tập đoàn Nhật Bản Fast Retailing, Inditex (sở hữu các thương hiệu Zara, Bershka, Massimo Duti), SMCP (Sandro, Maje, de Fursac…) và nhà sản xuất giầy thể thao Skechers. Bên nguyên đơn cáo buộc những tập đoàn này lợi dụng bông giá rẻ do các nhà máy sử dụng lao động cưỡng bức ở Tân Cương cung cấp.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.