Vào nội dung chính
ẤN ĐỘ - HOA KỲ - BIỂN ĐÔNG

Ân Độ từ chối tuần tra chung với Mỹ ở Biển Đông

Vào tuần trước, đô đốc Harry Harris, tư lệnh Bộ Chỉ Huy Thái Bình Dương của quân đội Hoa Kỳ đã đề xuất ý kiến là Hải Quân Nhật Bản, Úc và Ấn Độ có thể cùng góp phần với Mỹ trong việc đảm bảo quyền tự do hàng hải ở khu vực Biển Đông.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter (T) và đồng nhiệm Ấn Độ Manohar Parrikar trong buổi họp báo tại Lầu Năm Góc, ngày 10/12/2015.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter (T) và đồng nhiệm Ấn Độ Manohar Parrikar trong buổi họp báo tại Lầu Năm Góc, ngày 10/12/2015. REUTERS/YURI GRIPAS
Quảng cáo

Tuy nhiên, vài hôm sau, bộ trưởng Quốc Phòng Ấn Độ Manohar Parrikar đã bác bỏ ý tưởng này khi khẳng định rằng: « Cho đến nay, Ấn Độ chưa từng tham gia bất kỳ hoạt động tuần tra chung nào, chúng tôi chỉ tập trận chung, và vấn đề tuần tra chung chưa bao giờ được nghĩ đến ». 

Phát ngôn viên Hải Quân Ấn Độ D.K. Sharma cũng nhấn mạnh rằng, quan điểm nhất quán của New Delhi là chỉ tham gia các hoạt động quân sự với nước ngoài dưới lá cờ của Liên Hiệp Quốc. Ông Sharma nêu bật ví dụ là vào năm 2008, khi hải tặc hoành hành ở vùng Vịnh Aden, Ấn Độ cũng không hề kết hợp với NATO để tuần tra.

Lo ngại trước sự bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông, thời gian gần đây, Ấn Độ bắt đầu lên tiếng kêu gọi tự do và an ninh hàng hải ở khu vực này. Tuy nhiên, theo giới phân tích, Ấn Độ vẫn chỉ muốn đóng vai trò trung lập ở một khu vực mà họ không bị liên can trực tiếp.

Ông Manoj Joshi tại Hiệp Hội Quan Sát và Nghiên Cứu ở New Delhi còn cho rằng, Ấn Độ lo ngại là Hải Quân của họ không thể tập trung lo cho vùng Ấn Độ Dương nếu cũng tham gia tuần tra chung ở Biển Đông hay Hoa Đông. Một lý do khác được giới phân tích nêu lên là New Delhi cũng tránh khiêu khích Trung Quốc một cách lộ liễu.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.