Vào nội dung chính
ẤN ĐỘ-TRUNG QUỐC

Ấn Độ-Trung Quốc: Đối thoại chiến lược phát triển kinh tế song phương

Cuộc đối thoại chiến lược giữa Ấn Độ và Trung Quốc được tổ chức tại Bắc Kinh trong hai ngày, hôm nay (26/09) và ngày mai, với mục tiêu là đưa kim ngạch mậu dịch song phương lên đến 100 tỷ đô la vào năm 2015. Bên cạnh đó, hai nước cũng thảo luận các biện pháp khuyến khích đầu tư.

Bộ trưởng Tài chính Ấn Độ (trái) và người đồng sự Trung Quốc tại cuộc thường niên của IMF và Ngân hàng Thế giới, hôm 22/9/2011
Bộ trưởng Tài chính Ấn Độ (trái) và người đồng sự Trung Quốc tại cuộc thường niên của IMF và Ngân hàng Thế giới, hôm 22/9/2011 REUTERS/Yuri Gripas
Quảng cáo

Theo báo trên mạng livemint.com, việc tổ chức đối thoại chiến lược giữa hai nước đã được quyết định trong cuộc hội đàm giữa thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh và đồng nhiệm Trung Quốc Ôn Gia Bảo, hồi tháng 12 năm ngoái, nhằm tăng cường phối hợp các chính kinh tế vĩ mô, thúc đẩy trao đổi thương mại, hợp tác đối phó với những thách thức phát triển kinh tế.

Kể từ sau cuộc chiến tranh biên giới ngắn ngủi vào năm 1962, Ấn Độ và Trung Quốc luôn dè chừng, nghi kỵ nhau. Quan hệ thương mại, kinh tế giữa hai nước chỉ khởi sắc kể từ sau chuyến công du Ấn Độ của thủ tướng Trung Quốc Chu Dung Cơ, năm 2002.

Trong năm 2011-2012, tổng giá trị trao đổi mậu dịch song phương có thể lên tới 70 tỷ đô la. Năm ngoái, tổng kim ngạch thương mại song phương là 60 tỷ đô la, trong đó, Trung Quốc xuất siêu 20 tỷ đô la. Trong giai đoạn 2009-2010, Ấn Độ nhập siêu của Trung Quốc là 16 tỷ đô la.

Ấn Độ xuất sang Trung Quốc chủ yếu là nguyên liệu như quặng sắt và nhập khẩu các thành phẩm như các thiết bị điện, viễn thông… Giới doanh nhân Ấn Độ cho rằng cần phải hối thúc Trung Quốc đầu tư vào nước này, thực hiện các dự án sản xuất, tạo thêm công ăn việc làm.

 

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.