Vào nội dung chính
NGA-TRUNG

Tổng thống Nga công du Trung Quốc đẩy mạnh hợp tác năng lượng

Mở đầu chuyến công du Trung Quốc, hôm nay, 26/09, tổng thống Nga Dmitri Medvedev, đã đến thành phố cảng Đại Liên, ở phía đông bắc.Tại đây, tổng thống Medvedev đã tới đặt vòng hoa ở khu tưởng niệm các binh sĩ tử trận trong cuộc chiến tranh Nga-Nhật 1904-1905 và trong đệ nhị thế chiến. 

Tổng thống Medvedev đặt vòng hoa tưởng niệm các binh sĩ tử trận trong cuộc chiến tranh Nga - Nhật 1904-1905 ngày  26/9/2010
Tổng thống Medvedev đặt vòng hoa tưởng niệm các binh sĩ tử trận trong cuộc chiến tranh Nga - Nhật 1904-1905 ngày 26/9/2010 Ảnh:REUTERS/Ria Novosti
Quảng cáo

Cho đến cuối thế kỷ 19, cảng Đại Liên do nước Nga quản lý.Trong cuộc chiến tranh 1904-1905, cảng Lữ Thuận, Arthur ở gần cảng Đại Liên là nơi đã xẩy ra trận thủy chiến kinh hoàng và cuối cùng cảng này rơi vào tay Nhật Bản. Vào năm 1945, Hồng quân Liên Xô đã đánh đuổi được quân đội Nhật Hoàng, chiếm lại cảng này và 10 năm sau, thì giao lại cho phía Trung Quốc. Hàng ngàn binh sĩ Nga đã bỏ mạng tại nơi đây.

Theo lịch trình, sau khi thăm cảng Đại Liên, ngày mai, tổng thống Medvedev sẽ đến Bắc Kinh và ngày 28/09, ông sẽ tới tham quan hàng Nga tại Hội chợ Triển lãm toàn cầu Thượng Hải. Trọng tâm chuyến công du Trung Quốc của tổng thống Nga là hợp tác kinh tế, đặc biệt là trong lĩnh vực dầu mỏ và khí đốt, bởi vì Trung Quốc, hiện là quốc gia tiêu thụ năng lượng nhiều nhất thế giới.

Về cơ bản, các quan hệ kinh tế song phương dựa trên việc Nga bán dầu khí cho Trung Quốc. Matxcơva hy vọng các trao đổi thương mại giữa hai nước sẽ vượt ra khỏi phạm vi mua bán nhiên liệu, thế nhưng, trong hiện tại, Bắc Kinh không quan tâm đế việc đa dạng hóa hợp tác song phương. Ưu tiên của Trung Quốc là tìm được các nguồn cung cấp, đáp ứng cầu năng lượng ngày càng tăng của mình.

Nga mong muốn thu hút nhiều hơn các công nghệ và đầu tư của Trung Quốc, đồng thời củng cố hợp tác kinh tế giữa hai nước trong lĩnh vực năng lượng. Do vậy, tổng thống Medvedev đến Trung Quốc với cả một đoàn doanh nhân lớn. Cách đây vài ngày, công ty Gazprom của Nga và công ty dầu khí quốc gia của Trung Quốc CNPC đã đạt được thỏa thuận về việc Nga cấp khí đốt cho Trung Quốc, bắt đầu từ năm 2015.

Mặt khác, cũng chính công ty CNPC của Trung Quốc và công ty dầu khí Nga Rosneft sẽ cùng nhau xây dựng một nhà máy lọc dầu tại Trung Quốc, với số đầu tư lên tới 4 tỷ euro, và thiết lập một mạng lưới bán lẻ xăng dầu gồm 500 trạm.

 

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.