Vào nội dung chính
CAM BỐT - BẦU CỬ QUỐC HỘI

Cam Bốt : Thủ tướng Hun Sen bắt đầu chiến dịch bầu cử gần như không có đối thủ

Ngày 01/07/2023, thủ tướng Cam Bốt Hun Sen chọn thủ đô Phnom Penh để khởi động chiến dịch vận động cho đảng Nhân Dân Cam Bốt của ông trong cuộc bầu cử Quốc Hội diễn ra ngày 23/07. Ông xuất hiện cùng với con trai Hun Manet, hiện giữ hàm đại tướng quân đội, một ứng viên nghị sĩ và được coi là người kế nhiệm cha.

Thủ tướn Cam Bốt Hun Sen trong buổi  mít tinh khởi động chiến dịch vận động bầu cử cho đảng Nhân Dân Cam Bốt đương quyền, ngày 01/07/2023, Phnom Penh, Cam Bốt.
Thủ tướn Cam Bốt Hun Sen trong buổi mít tinh khởi động chiến dịch vận động bầu cử cho đảng Nhân Dân Cam Bốt đương quyền, ngày 01/07/2023, Phnom Penh, Cam Bốt. AP - Heng Sinith
Quảng cáo

Trước đám đông cử tri ở Phnom Penh, chính trị gia 70 tuổi, đứng đầu chính phủ từ hơn 4 thập niên qua, khẳng định đảng Nhân Dân Cam Bốt (CPP) của ông bảo đảm cho hòa bình, phát triển kinh tế-xã hội, củng cố nền dân chủ và dưới thời của ông, các quyền và tự do được tôn trọng.

Tuy nhiên, theo Reuters, cuộc bầu cử lập pháp bị chỉ trích là giả tạo sau khi đảng đối lập chính bị cấm tranh cử. Đảng đảng Cứu Nguy dân tộc (CNRP) đối lập chính bị giải thể năm 2017 sau khi bị cáo buộc âm mưu đảo chính. Vài chục thành viên đảng này bị bắt giam. Số người còn lại thành lập đảng mới, đảng Ánh Nến, nhưng ngày 15/05, đã bị Ủy ban Bầu cử loại khỏi cuộc bầu cử Quốc Hội do không nộp một số tài liệu. Những đảng khác đều là đảng nhỏ, có ít kinh phí tranh cử.

Hoa Kỳ từng bày tỏ « quan ngại sâu sắc » về những « hành động phản dân chủ » trước kỳ bầu cử. Washington sẽ không cử quan sát viên chính thức để hỗ trợ tiến trình bầu cử mà « đông đảo chuyên gia độc lập Cam Bốt và quốc tế đánh giá là không tự do, không công bằng ».

Trước đó, thủ tướng Hun Sen thông báo từ bỏ Facebook để dùng Telegram vì cáo buộc Facebook can thiệp chuyện nội bộ. Sau khi dọa chặn mạng xã hội Mỹ, tối 30/06, ông đính chính là « không có ý định cấm Facebook ở Cam Bốt » mà chỉ « không cho phép các đại diện của Facebook lưu trú ở Cam Bốt ». Bộ Truyền Thông Cam Bốt sau đó cũng cáo buộc những đại diện này (của Facebook) « can thiệp vào nội bộ chính trị đất nước » để biện minh cho lệnh cấm nhưng không nêu rõ có bao nhiêu người liên quan.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.