Vào nội dung chính
KỶ NIỆM SỰ KIỆN THIÊN AN MÔN

Hồng Kông: Lãnh sự quán nước ngoài kỷ niệm thảm sát Thiên An Môn, bất chấp Bắc Kinh ngăn cấm

Năm nay, chính quyền Trung Quốc tiếp tục ngăn cấm các hoạt động tưởng niệm vụ thảm sát Thiên An Môn ngày 04/06/1989 tại Hồng Kông. Sở Ngoại Vụ Hồng Kông lần đầu tiên yêu cầu các lãnh sự quán nước ngoài tránh bày tỏ thái độ trong dịp kỉ niệm này. Tuy nhiên, cảnh báo của Bắc Kinh đã không có kết quả.  

Tổng lãnh sự quán Mỹ tại Hồng Kông thắp nến trên cửa số tưởng niệm sự kiện Thiên An Môn, ngày 04/06/2022.
Tổng lãnh sự quán Mỹ tại Hồng Kông thắp nến trên cửa số tưởng niệm sự kiện Thiên An Môn, ngày 04/06/2022. AP - Kin Cheung
Quảng cáo

Thông tín viên Stéphane Lagarde tường trình từ Bắc Kinh:  

‘‘Lời kêu gọi của các nhà chức trách Trung Quốc không những đã không bị phớt lờ, mà ngược lại, còn khuyến khích trí tưởng tượng của quản trị viên mạng các cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài ở Hồng Kông. Tiêu biểu nhất cho cách bày tỏ quan điểm phản đối gián tiếp là của lãnh sự quán Ba Lan. Trên Facebook, đại diện ngoại giao Ba Lan đã nhắc lại rằng rằng đất nước này là nhà sản xuất nến lớn nhất của Liên Hiệp Châu Âu.  

Mười hai dòng về lịch sử ngành sản xuất chân đèn nến ở nước này, cùng với nhiều biểu tượng cảm xúc ‘‘hình ngọn nến’’. Biểu tượng ‘‘nến’’ – một cách tưởng niệm các nạn nhân vụ thảm sát Thiên An Môn Mùa Xuân 1989 - vốn bị hệ thống kiểm duyệt của chính quyền Trung Quốc ngặn chặn trên các mạng xã hội.  

‘‘Nến’’ cũng có mặt trên tài khoản Twitter của Phái bộ Liên Hiệp Châu Âu tại Hồng Kông. Đây là điều mà các nhà chức trách Trung Quốc hoàn toàn không muốn xảy ra. Thái độ của các lãnh sự quán châu Âu và Hoa Kỳ, vào dịp kỉ niệm năm 2021, vẫn còn khiến Bắc Kinh tức giận. Vào thời điểm đó, các cơ quan đại diện ngoại giao phương Tây đã thắp nến trên cửa sổ. Bắc Kinh đã cáo buộc "đùa với lửa". 

Hôm qua, thứ Bảy, đúng vào dịp kỉ niệm thảm sát Thiên An Môn, ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tiếp tục khắng định : ‘‘Cuộc đấu tranh cho dân chủ và tự do tiếp tục tại Hồng Kông’’.  

Về phần mình, sở Ngoại Vụ Hồng Kông tố cáo một ‘‘thủ đoạn chính trị’’. Các phương tiện truyền thông nhà nước ở Trung Quốc dĩ nhiên giữ im lặng trong dịp kỷ niệm thảm sát Thiên An Môn. Ngay cả ‘‘ngày Lục Tứ’’ (tức ngày mùng 4 tháng Sáu, ngày diễn ra vụ thảm sát) cũng bị kiểm duyệt trên các phương tiện truyền thông và mạng xã hội. Thay vào đó, báo chí Trung Quốc nhấn mạnh đến những vụ giết người hàng loạt hoặc nạn nhân của bạo lực ở Hoa Kỳ’’.  

Dựng tượng tưởng niệm vụ Thiên An Môn tại Đài Loan

Nhiều người dân Đài Loan cũng tập hợp tối hôm qua, 04/06, tại Quảng trường Tự Do, thủ đô Đài Bắc, để tưởng niệm những người tranh đấu vì dân chủ, nạn nhân của cuộc đàn áp ở Thiên An Môn. Nhân dịp này, các nhà tranh đấu Đài Loan đã đưa đến Quảng trường Tự do bản sao bức tượng đài nổi tiếng ‘‘Pillars of Shame’’ (hay Tượng đài của sự ô nhục), tưởng niệm các nạn nhân vụ thảm sát.

Tượng đài ‘‘Pillars of Shame’’ đặt tại Hồng Kông đã bị chính quyền Trung Quốc phá hủy cuối năm 2021. Tượng đài là sáng tác của nghệ sĩ điêu khắc Đan Mạch Jens Galschiøt, lần đầu tiên được dựng lên tại công viên Victoria, Hồng Kông, năm 1997, nhân dịp 8 năm vụ thảm sát.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.