Vào nội dung chính
Tạp chí thể thao

Bóng đá Hà Lan thử liều thuốc mới : trẻ trung và linh động

Đăng ngày:

Vòng đua xe đạp nước Pháp bước vào tuần lễ thứ hai với nhiều « xui xẻo » cho các áo vàng. Một cựu ủy viên ban chấp hành FIFA bị « treo giò » vĩnh viễn. Liệu ngôi vị cường quốc bóng đá nữ đã rời bỏ châu Âu ? Bóng đá Hà Lan, sau nhiều năm lận đạn đã thay đổi chiến lược ra sao để chuẩn bị cho cúp Euro 2016 .

Cổ động viên Hà Lan luôn mặc áo màu cam đi ủng hộ đội nhà - REUTERS /Dominic Ebenbichler
Cổ động viên Hà Lan luôn mặc áo màu cam đi ủng hộ đội nhà - REUTERS /Dominic Ebenbichler
Quảng cáo

Hình như vận xui đang ám các tay đua xe đạp vô địch trong vòng đua nước Pháp năm nay ? Đây là câu hỏi mà AFP nêu lên sau khi « cua-rơ » Đức Tony Martin phải vào bệnh viện giải phẫu xương vai. Chủ nhật này, vòng đua nước Pháp mới bước vào tuần lễ thứ hai mà hai vận động viên áo vàng đã bỏ cuộc.

Tony Martin, thắng chặng thứ năm ngày thứ năm với chiếc xương vai bị gẫy. Trước đó ba ngày, áo vàng Fabien Cancellara người Thụy sĩ, bị té, gẫy hai đốt xương sống. Chiếc áo màu vàng vô địch đương nhiên lọt vào tay Chris Froome, đứng nhì, sau Tony Martin 12 giây.

Trong lãnh vực bóng đá, liên đoàn FIFA bắt buộc phải ra biện pháp kỷ luật những cán bộ lãnh đạo bị tai tiếng tham ô. Nhân vật đầu tiên lãnh hình phạt là Chuck Blaser, 70 tuổi, nguyên là ủy viên ban chấp hành FIFA, một trong những nhân vật thân cận của chủ tịch (từ nhiệm) Sep Blatter.

Chuck Blaser vừa bị ban kỷ luật FIFA « cấm hoạt động vĩnh viễn » sau khi có chứng cớ nhân vật này « hành động sai trái nhiều lần » khi nắm chức vụ quan trọng trong Liên đoàn FIFA và ở vùng Bắc Mỹ và Caribê CONCACAF.

Trong lãnh vực pháp luật, ông Chuck Blaser có nguy cơ bị tòa án Mỹ kêu án 100 năm tù nhưng do ông hợp tác với FBI điều tra tham ô trong nội bộ FIFA nên bản án có thể nhẹ hơn. 

« Bài học Hà Lan : đổi mới, chọn người phóng khoáng làm nhà dìu dắt »

Cúp bóng đá nữ thế giới 2015 kết thúc vào chủ nhật tuần trước với đội banh Hoa Kỳ đoạt cúp vô địch lần thứ ba sau 7 mùa đại hội tính từ năm 1991. Đội bóng nữ Nhật Bản, đương kim vô địch 2011, đứng hạng nhì. Trong khi đó các cường quốc bóng đá châu Âu như Đức, Pháp, Anh và Hà Lan tiếc nuối chiếc cúp vô địch hai lần liên tiếp đổi tay từ Mỹ sang Á, từ Á sang Mỹ.

Trên bảng xếp hạng của FIFA công bố ngày 09/07/2015, bóng đá Argentina đoạt ngôi số một của Đức. Trong khi đó thì hai nước Pháp, Ý tuộc dốc đáng ngại, không còn đứng trong « Top 10 » theo như nhận định của AFP. Ngược lại Hòa Lan được đứng hạng 5, sau Bỉ, Colombia, và được khen có « tiến bộ vượt bực ».

Không hổ danh là cường quốc bóng đá, Hà Lan vẫn được một vị trí danh dự trong bản xếp hạng của FIFA. Tuy nhiên, từ nhiều thập niên qua, đội áo cam thường xuyên làm cho giới mộ điệu thất vọng trong các cuộc tranh tài quốc tế từ Cúp Thế giới 2014 và gần đây nhất là Mondial-2015 bóng đá nữ, bị Nhật Bản loại ở vòng 1/8.

Những câu hỏi được đặt ra là phải chăng châu Âu đã bị mất ngôi vị cao thủ bóng đá và vì sao ? Hà Lan nổi tiếng về đào tạo mầm non có còn xứng danh hay không ? Những người trách nhiệm lãnh đạo cũng như trực tiếp điều hành trên sân cỏ đã lấy những quyết định can đảm ra sao ?

Từ Utrecht, nhà bình luận bóng đá nghiệp dư Trần Hữu Sơn sẽ phân tích từng điểm một :

05:30

Nhà bình luận bóng đá Trần Hữu Sơn

« Theo khảo sát của một cơ quan Thụy sĩ năm 2004, Hà lan là nơi đào tạo và cung cấp cầu thủ giỏi cho bóng đá châu Âu cũng như thế giới đứng hàng đầu tại châu Âu hơn cả Đức, Anh và Tây Ban Nha…. Nhưng bóng đá Hà Lan từ nhiều thập niên qua tưởng lầm là chỉ cần sử dụng huấn luyện viên già và kinh nghiệm là đủ để thắng các trận tranh tài …

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Xem các tập khác
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.