Vào nội dung chính
KHOA HỌC

Súc vật, điệp viên CIA của Mỹ ?

Tình báo Hoa Kỳ từng dùng súc vật để dọ thám. Chó, mèo, quạ hay chim bồ câu, cáo heo... từng được CIA đào tạo để trở thành các điệp viên của Mỹ để dọ thám Liên Xô. Trên đây là nội dung hồ sơ được cơ quan tình báo Mỹ CIA giải mật ngày 12/09/2019.

Logo của  Cơ Quan Tình Báo Mỹ CIA.
Logo của Cơ Quan Tình Báo Mỹ CIA. Reuters
Quảng cáo

Không phải dự án nào cũng thành công. Đầu năm 1974 CIA đã tập luyện rất kỹ cho con quạ Do Da để trở thành một điệp viên "ngoại hạng" của cơ quan tình báo Mỹ. Các nhà đào tạo còn nhận thấy rằng "áp lực càng lớn, quạ Do Da thi hành nhiệm vụ càng tốt". Con vật này biết đánh hỏa mù khi bị tấn công và có sức "vác nặng" khác thường. Thế nhưng trong ngày "thi tốt nghiệp", quạ đen Do Da bị đồng loại dồn dập tấn công và rồi Do Da "mất tích" luôn từ đó.

CIA khai thác nhiều tính năng của các loài chim để dọ thám Liên Xô, từ bồ câu đến ó, cú, hay quạ. Washington thậm chí đã mời nhiều chuyên gia nghiên cứu về các loài chim đến để có vấn cho CIA. Thí dụ như để biết giống chim nào có thói quen đi trốn lạnh ở đâu. CIA muốn biết loài chim nào có thói quen tìm đến thành phố Chikhany, ở phía đông nam thủ đô Matxcơva hàng năm. Mỹ quan tâm đến Chikhany vì đó là nơi có nhiều nhà máy chế tạo vũ khí nguyên tử của Liên Xô.

Cơ quan tình báo Mỹ có hàng trăm con chim bồ câu. Qua nhiều cuộc tập dợt, con nào thông minh nhất, được trang bị máy camera với nhiệm vụ "theo dõi khu đóng tàu tại Leningrad (Saint Petersboug) nơi Liên Xô chế tạo tàu ngầm nguyên tử". Nhưng rồi kế hoạch cũng không được như ý. Nhiều con chim đã bay đi mất cùng với những chiếc máy thu hình mini rất đắt tiền.

CIA ngoài ra còn có dự án cấy vào não chó để có thể điều khiển con vật này từ xa, nhưng dự án không thành. Các điệp viên Mỹ cũng muốn biến những con mèo thành những máy nghe di động, bằng cách cấy vào da của chúng một loại bọ điện tử cho phép tình báo Mỹ bắt được những tín hiệu và nghe trộm thông tin.

Không chỉ có chim, hay chó mèo. Cơ quan tình báo Hoa Kỳ còn đặc biệt muốn chú ý đến loài cá heo. Hai chương trình Oxygas và Chirilogy đề hẳn ra mục tiêu dùng cá heo thay thế cho người nhái nhằm dọ thám, phá hoại tàu ngầm nguyên tử của Liên Xô. Chung cuộc các dự án này đều bị bỏ dở.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.