Vào nội dung chính
Ý - DI DÂN

Ý vẫn cấm cửa thuyền nhân : 131 người không được lên bờ

Tàu tuần duyên Ý Gregoretti đã được phép cập bến cảng Augusta, tại đảo Sicilia, vào sáng sớm hôm qua 28/07/2019. Nhưng Rôma không cho thuyền nhân lên bờ, muốn đợi một thỏa thuận của Châu Âu về việc đón nhận số người này.

Ảnh minh họa: Các sĩ quan cảnh sát bảo vệ một chiếc tàu cứu hộ di dân cập cảng Portedusa bất chấp lệnh cấm vào vùng biển Lampedusa, Ý, ngày 06/07/2019.
Ảnh minh họa: Các sĩ quan cảnh sát bảo vệ một chiếc tàu cứu hộ di dân cập cảng Portedusa bất chấp lệnh cấm vào vùng biển Lampedusa, Ý, ngày 06/07/2019. Local Team/REUTERS TV via REUTERS
Quảng cáo

Tổng cộng có 140 người đi từ Libya trên hai chiếc thuyền đã được tàu cá và tàu tuần duyên Ý vớt tối thứ Năm 25/07, ngày mà hơn 100 thuyền nhân khác bị chết và mất tích vì tàu bị đắm ngoài khơi Libya.

Họ được chuyển lên tàu tuần duyên Gregoretti. Chín người, trong đó có một phụ nữ có thai, được chuyển đến đảo Lampedusa vì lý do sức khỏe.

Những người còn lại, 131 người, cùng với thủy thủ đoàn chiếc Gregoretti, thì từ hôm qua, đã phải ở bến cảng “NATO” tại cảng quân sự Augusta để chờ đợi quyết định của chính quyền trung ương.

Thông tín viên RFI tại Roma Anne Le Nir tường thuật :

Giống như đối với trường hợp một chiếc tàu tuần duyên khác vào tháng 8/2018 - tàu Diocci, đã bị kẹt 5 ngày ở cảng Catane - bộ trưởng Nội Vụ Ý Matteo Salvini đã không cho thuyền nhân tàu Gregoretti lên bờ chừng nào mà chưa có được một thỏa thuận liên đới của Liên Hiệp Châu Âu.

Năm ngoái, ông đã phải bật đèn xanh vì Giáo Hội Công Giáo Ý đã đứng ra gánh vác việc đón tiếp 150 thuyền nhân được cứu vớt.

Lần này thì Roma muốn trắc nghiệm thỏa thuận giữa 14 nước Châu Âu về một cơ chế phân chia đón nhận thuyền nhân mà tổng thống Pháp Macron thông báo ngày 22/07, sau cuộc họp bị ông Salvini tẩy chay. Nhân vật này luôn chỉ trích trục Paris - Berlin trên vấn đề di dân.

Bộ trưởng Nội Vụ, được sự ủng hộ của toàn chính phủ Ý, khẳng định là số 131 thuyền nhân chỉ được rời khỏi tàu Gregoretti khi Ủy Ban Châu Âu nói rõ số quốc gia sẵn sàng đón họ.

Phản ứng của Châu Âu

Thông điệp của bộ trưởng Nội Vụ Ý Salvini dường như đã được Ủy Ban Châu Âu lắng nghe. Theo thông tín viên RFI tại Bruxelles, Laxmi Lota, phát ngôn viên của Ủy Ban Châu Âu, đã giải thích hôm qua là “Ủy Ban đang liên lạc với các nước thành viên để tiếp nhận thuyền nhân. Việc này Ủy ban đã làm nhiều lần trong quá khứ trong những trường hợp tương tự.”

Nếu không có một cơ chế liên đới ở cấp châu Âu, giải pháp trong trường hợp tàu bị chặn trước đây là thương lượng với từng quốc gia để đón tiếp thuyền nhân. Với vụ tàu Gregorettti, thủ tướng Ý Salvini đang thử thách tổng thống Pháp về cơ chế liên đới mà ông Macron  thông báo vào đầu tuần trước.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.