Vào nội dung chính
QUỐC TẾ - CHÂU ÂU

Môi trường và nhân sự lãnh đạo : LHCA vẫn bất đồng

Thượng đỉnh Liên Hiệp Châu Âu kết thúc ngày 20/06/2019 nhưng không đạt được đồng thuận về việc bổ nhiệm các vị trí lãnh đạo và giảm phát thải khí CO2 gây hiệu ứng nhà kính.

Chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Jean-Claude Juncker (trái) và chủ tịch Hội Đồng Châu Âu Donald Tusk (phải) tại thượng đỉnh Bruxelles ngày 20/06/2019.n.
Chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Jean-Claude Juncker (trái) và chủ tịch Hội Đồng Châu Âu Donald Tusk (phải) tại thượng đỉnh Bruxelles ngày 20/06/2019.n. Aris Oikonomou / AFP
Quảng cáo

Nghị Viện mới của châu Âu sẽ có phiên họp đầu tiên vào ngày 02/07/2019. Do 28 nước thành viên vẫn còn bất đồng về việc bổ nhiệm các vị trí lãnh đạo chủ chốt cho các định chế quan trọng của Liên Hiệp, theo đặc phái viên của RFI, Juliette Gheerbrant, một cuộc họp mới sẽ diễn ra vào ngày 30/06.

« Ông Donald Tusk sau bữa ăn tối nét mặt sa sầm khi ông biết rằng không một ứng viên nào có đủ đa số. Như vậy là 28 nước thành viên lại phải gặp nhau vào ngày 30/06 trong khi mà trong những tuần qua chủ tịch hội đồng đã dồn hết sức để thảo luận với người này và người khác.

Tổng thống Pháp còn rõ ràng hơn : ba ứng viên chính thức kể từ giờ bị gạt ra khỏi cuộc đua giành chức chủ tịch Ủy ban châu Âu. Manfred Weber, ứng viên của nhóm bảo thủ PPE, Frans Timmermans – đại diện cho nhóm Xã hội và bà Margrethe Vestager, người có được sự ủng hộ của phe cánh trung.

Tuy vậy, tổng thống Macron không xem đấy như là một thất bại, mà đúng hơn hết là dịp để thoát ra khỏi lập luận của các đảng mà ông phản đối ngay từ đầu.

Bất kể ra sao, chức chủ tịch Ủy ban sẽ phải được giao cho đảng PPE. Phe Tự do sẽ nắm ghế chủ tịch Hội Đồng Châu Âu và phe Xã hội sẽ lãnh đạo ngành ngoại giao. Và nhiệm kỳ 5 năm chủ tịch Nghị Viện sẽ được chia đều giữa hai nhóm đảng Xanh và Tự do.

Đối với những vị trí này, những cái tên như Dalia Gribauskaité người Litva, ông Michel Barnier người Pháp hay Charles Michel của Bỉ đang được nhắc đến nhiều. Người ta còn nói đến cả Kolinda Grabar Kitarovic, người Croatia. Nguyên tắc cân bằng nam – nữ và cân đối địa lý sẽ phải được tôn trọng.

Trước ngày 30/06, các cuộc thảo luận vẫn sẽ được tiếp tục tại Osaka giữa các nước châu Âu tham gia thượng đỉnh G20. »

Môi trường : Ba Lan, Cộng Hòa Séc và Hungary gây chia rẽ

Mục tiêu giảm phát thải khí CO2 gây hiệu ứng nhà kính là một thất bại khác của thượng đỉnh Liên Hiệp Châu Âu. Dự án do Pháp và Đức đề xuất giảm bớt khí CO2 từ đây đến năm 2050 nhằm kềm hãm mức tăng nhiệt không quá 2°C đã gặp phải sự phản đối của ba nước Đông Âu là Ba Lan, Cộng Hòa Séc và Hungary.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.