Vào nội dung chính
LITVA - VATICAN

Tại Litva, giáo hoàng tưởng niệm nạn nhân của phát xít và xô viết

Trước khi rời Litva trong khuôn khổ chuyến đi thăm ba quốc gia vùng Baltic, đức giáo hoàng Phanxicô hôm qua, 23/09/2018 đến nghiêng mình trước đài tưởng niệm các nạn nhân người Do Thái bị Đức Quốc Xã thảm sát tại Vilnius cách nay 75 năm. Ngài cũng nhắc đến nỗi đau của người dân Litva thời chế độ Xô Viết, khi ghé thăm một phòng tra tấn trước đây của mật vụ Liên Xô KGB.

Giáo hoàng Phanxicô thăm Bảo tàng Chiến đấu vì tự do, tại Vilnius, Litva, ngày 23/09/2018.
Giáo hoàng Phanxicô thăm Bảo tàng Chiến đấu vì tự do, tại Vilnius, Litva, ngày 23/09/2018. Vatican Media/Handout via REUTERS
Quảng cáo

Tại đài tưởng niệm nạn nhân vụ thảm sát Vilnius, người đứng đầu Giáo Hội Công Giáo đã đặt một bó hoa hồng vàng trước khi cầu nguyện.

Một nạn nhân sống sót sau vụ thảm sát hàng trăm ngàn người Do Thái tại Vilnius cách nay 75 năm, cho rằng việc đức giáo hoàng cầu nguyện cho các nạn nhân của Đức Quốc Xã rất quan trọng, trong bối cảnh ngày nay vẫn còn có người cho rằng vụ diệt chủng hồi Thế Chiến Thứ Hai do chính người Do Thái bịa đặt.

Khi nhắc đến Thế Chiến Thứ Hai, người Litva nói về cả hai cuộc xâm lược của Đức và Liên Xô. Cơ quan KGB đã chiếm hữu một nhà tù của mật vụ Đức Gestapo trước đó và đã sử dụng cơ sở này cho đến những năm 1980 để làm nơi giam giữ và thẩm vấn các linh mục.

Tel Sigitas Tamkevicius, ngoài 80 tuổi, nay là tổng giám mục, đã bị bắt năm 1983, và bị KGB hỏi cung về việc phát hành một tờ báo bí mật nói về tệ nạn truy bức người Công Giáo. Đức giáo hoàng đã đến tham quan phòng giam đức giám mục Tamkevicius.

Trong một lời cầu nguyện chính thức đọc trước một tượng đài tưởng niệm các nạn nhân của chế độ Xô Viết, giáo hoàng Phanxicô hy vọng rằng ký ức của họ sẽ giúp cho mọi người tránh được những « khẩu hiệu đơn giản » mị dân ngày nay.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.