Vào nội dung chính
HY LẠP - MACEDONIA

Hy Lạp và Macedonia ký hiệp định giải quyết xung khắc lịch sử

Con đường Macedonia xin gia nhập Liên Hiệp Châu Âu và NATO rộng mở. Hiệp định nhìn nhận tên mới « Cộng Hòa Bắc Macedonia » đã được Hy Lạp và nước láng giềng thành viên của Nam Tư cũ ký kết bên bờ hồ Prepes, biên giới Hy Lạp, ngày Chủ nhật 17/06/2018 với sự chứng kiến của thủ tướng hai nước và đại diện ngoại giao Liên Hiệp Châu Âu.

Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras và đồng nhiệm Macedonia Zoran Zaev ký hiệp định giải quyết tranh chấp tên gọi Macedonia ngày 17/06/2018.
Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras và đồng nhiệm Macedonia Zoran Zaev ký hiệp định giải quyết tranh chấp tên gọi Macedonia ngày 17/06/2018. REUTERS/Alkis Konstantinidis
Quảng cáo

Ngoại trưởng Hy Lạp Nicos Kotzias và ngoại trưởng Macedonia Nikola Dimitrov đã ký hiệp định mà hai nước đạt được trong tuần qua sau nhiều tháng đàm phán gay go, kết thúc một cuộc xung khắc liên quan đến danh xưng chung của láng giềng thành viên Nam Tư cũ, và một tỉnh của Hy Lạp.

Theo thỏa thuận, để đề phòng mọi « hiểu lầm » tham vọng lãnh thổ , Macedonia sẽ có tên chính thức là Cộng Hòa Bắc Macedonia.

Nghi lễ ký kết vào sáng Chủ nhật diễn ra bên bờ hồ Prepes, phía Hy Lạp, một ngày sau khi thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras thoát khỏi một kiến nghị bất tín nhiệm do phe hữu trong Quốc Hội đề xuất. Đối lập và một phần công luận lên án thủ tướng Alexis Tsipras nhân nhượng quá nhiều cho Skopje.

Xung khắc giữa Hy Lạp và Macedonia khởi đầu từ năm 1991. Sau khi liên bang Nam Tư tan rã, Macedonia tuyên bố độc lập với tên gọi « Cộng Hòa Macedonia », và Skopje là thủ đô. Người Hy Lạp nghi ngờ Skopje có ý đồ chính trị muốn đòi chủ quyền trên một tỉnh cùng tên của Hy Lạp.

Theo Reuters, giải quyết được xung khắc này, Hy Lạp ngưng dùng quyền phủ quyết chận đường Macedonia xin gia nhập NATO và Liên Hiệp Châu Âu.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.