Vào nội dung chính
QUỐC TẾ - IRAN

Iran: Chuyên gia các nước còn lại trong thỏa thuận hạt nhân họp tại Teheran

Theo hãng thông tấn Iran Mehr, được AFP trích dẫn, chuyên gia các nước ký kết thỏa thuận hạt nhân, ngoại trừ Mỹ, đã tổ chức họp kín vào hôm nay, 07/06/2018 tại Teheran.

(Ảnh minh họa) Giáo chủ Ali Khamenei, lãnh đạo tối cao, cách nay vài ngày, đã ra lệnh cho chính quyền Iran gia tăng năng lực làm giàu Uranium.
(Ảnh minh họa) Giáo chủ Ali Khamenei, lãnh đạo tối cao, cách nay vài ngày, đã ra lệnh cho chính quyền Iran gia tăng năng lực làm giàu Uranium. ir/Handout via REUTERS
Quảng cáo

Cuộc họp dự trù từ lâu diễn ra trong bối cảnh căng thẳng, nhất là khi hôm thứ Ba vừa qua, Iran thông báo kế hoạch tăng cường khả năng làm giàu uranium.

Đây là cuộc họp của Ủy Ban Hỗn Hợp của thỏa thuận hạt nhân Iran, ở « cấp chuyên gia », bao gồm nhóm 3 nước châu Âu, Anh, Đức Pháp, bộ phận ngoại giao châu Âu, Trung Quốc và Nga. Trả lời AFP, một nguồn tin ngoại giao cho biết thêm là cuộc họp mang tính kỹ thuật như thường lệ, với « một chương trình nghị sự kinh tế ».

Từ khi Hoa Kỳ rút ra khỏi thỏa thuận, Trung Quốc, Nga và châu Âu tuyên bố muốn cứu vãn văn kiện ký kết năm 2015 và cố thuyết phục Iran không rời bỏ, nhất là khi Mỹ tuyên bố áp đặt lại trừng phạt đối với Iran, làm cho những nhà đầu tư nước ngoài trở lại Iran sau 2015 đang phải rút đi.

Iran đã gây thêm căng thẳng từ hôm thứ Ba, khi thông báo kế hoạch tăng cường khả năng làm giàu uranium. Tuy nhiên, châu Âu đã lên tiếng trấn an, cho rằng « sau đánh giá đầu tiên », bản thân những biện pháp đó « không vi phạm thỏa thuận ».

Cho dù vậy, châu Âu cũng lấy làm tiếc là quyết định của Teheran « không tạo thêm sự tin tưởng vào bản chất chương trình hạt nhân Iran ».

Việc làm giàu uranium là nhằm cung cấp nhiên liệu cho nhà máy điện hạt nhân, nhưng nếu làm giàu ở mức độ cao và với một lượng nhất định thì có thể chế tạo bom hạt nhân.

Theo thỏa thuận ký kết tại Vienna, Teheran cam kết không chế tạo bom nguyên tử và kiềm hãm hoạt đông hạt nhân của Iran để đổi lấy việc quốc tế, nhất là Mỹ, bãi bỏ một phần trừng phạt kinh tế.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.