Vào nội dung chính
THỔ NHỸ KỲ - SYRIA - ĐỨC

Tranh cãi về việc sử dụng xe tăng Đức ở Syria

Việc quân đội Thổ Nhĩ Kỳ sử dụng xe tăng Leopard của Đức, trong cuộc can thiệp vào miền bắc Syria chống một nhóm dân quân Kurdistan, đang gây nhiều tranh cãi ở Đức về vấn đề xuất khẩu vũ khí.

Chiến xa Leopard, do Đức chế tạo, hoạt động tại Afghanistan, năm 2010.
Chiến xa Leopard, do Đức chế tạo, hoạt động tại Afghanistan, năm 2010. Ảnh : AFP / PATRICK BAZ
Quảng cáo

Từ Berlin, thông tín viên Pascal Thibault gởi về bài tường trình :

« Phe đối lập xem đây là một vụ tai tiếng, các tổ chức phi chính phủ thì lên án thái độ đạo đức giả của chính phủ Đức. Berlin hiện rất bối rối. Các chiến xa này được quân đội Thổ Nhĩ Kỳ sử dụng trong khuôn khổ chiến dịch can thiệp vào Syria chống lực lượng dân quân người Kurdistan YPG, mà Ankara xem là khủng bố. Nhiều người tại Đức đã lên tiếng chỉ trích việc này.

Trong những thập niên gần đây, Berlin đã xuất khẩu nhiều vũ khí sang Thổ Nhĩ Kỳ và nhất là xe tăng chiến đấu Leopard. Trong quá khứ, những vụ bán vũ khí này vẫn gây nhiều tranh cãi, mặc dù Thổ Nhĩ Kỳ là một thành viên của NATO. Cách đây 25 năm, các chiến xa của Đức đã từng được sử dụng để chống các lực lượng Kurdistan ở biên giới Thổ Nhĩ Kỳ - Irak.

Chính phủ của thủ tướng Schroeder vào năm 2005 đã xóa bỏ một điều khoản hạn chế việc sử dụng các xe tăng của Đức, tức là chỉ cho quân đội Thổ Nhĩ Kỳ sử dụng các chiến xa này để phòng thủ khi bị tấn công. Cho nên, Ankara nay không còn bị ràng buộc gì nữa.

Tranh cãi hiện nay nổ ra sau khi có những số liệu cho thấy xuất khẩu vũ khí của Đức đã gia tăng trong nhiệm kỳ Quốc Hội vừa qua, trong khi Berlin thì nói là muốn giảm đi. Vấn đề rất nhạy cảm này sẽ được đưa ra bàn thảo trong các cuộc thương thuyết sắp tới về việc thành lập chính phủ liên minh. Cả phe tả lẫn phe hữu đều muốn hạn chế hơn nữa việc xuất khẩu vũ khí ».

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.