Vào nội dung chính
SYRIA - LIÊN HIỆP QUỐC

Liên Hiệp Quốc: Damas làm đàm phán Genève thất bại

Tại Genève, vòng đàm phán lần thứ tám về Syria đã kết thúc tối 14/12/2017, sớm hơn dự kiến một chút. Đặc phái viên Liên Hiệp Quốc Staffan de Mistura tỏ ra cay đắng vì « một cơ hội bằng vàng bị bỏ lỡ ». Ông cáo buộc phái đoàn chế độ Bachar Al Assad đã làm cho cuộc thương lượng lần này thất bại.

Đặc sứ Liên Hiệp Quốc Staffan de Mistura công nhận đàm phán Syria tại Genève thất bại. Ảnh chụp ngày 14/12/2017.
Đặc sứ Liên Hiệp Quốc Staffan de Mistura công nhận đàm phán Syria tại Genève thất bại. Ảnh chụp ngày 14/12/2017. REUTERS/Salvatore Di Nolfi/Pool
Quảng cáo

Từ Genève, thông tín viên Jérémie Lanche cho biết thêm thông tin :

« Đặc phái viên Liên Hiệp Quốc Staffan de Mistura cố tỏ ra lạc quan một chút. Ông đã hoài công khi khẳng định rằng hai tuần lễ được gọi là thảo luận không phải là vô ích. Trên thực tế, đó là một sự thất bại, không hề có kết quả gì. Tiến trình chuyển đổi chính trị cũng không được đề cập đến: phái đoàn của chế độ Bachar Al Assad không hề muốn thảo luận điều gì ngoài việc chống khủng bố.

Đặc phái viên Liên Hiệp Quốc Staffan de Mistura thừa nhận : Chúng tôi đã không đạt được đồng thuận để đàm phán. Nói một cách khác, các cuộc thương lượng thực sự đã không diễn ra. Tôi không thấy phía chính phủ Damas thực sự tìm kiếm đối thoại. Nếu các vị hỏi tôi về việc này, thì tôi trả lời rằng đó là một cơ hội lớn bị bỏ lỡ. Một cơ hội bằng vàng vào lúc các chiến dịch quân sự dường như đã kết thúc.

Người ta coi hành động của Damas giống như cản phá bóng trong bóng đá. Đây là lần đầu tiên, đặc phái viên Liên Hiệp Quốc, cho dù là với ngôn từ ngoại giao, đã quy trách nhiệm cho một bên cụ thể làm đàm phán thất bại. Giờ đây, ông Staffan de Mistura rất muốn tổ chức một vòng đàm phán mới vào tháng Giêng năm tới. Thế nhưng, không có gì chắc chắn là vòng đàm phán này sẽ diễn ra. »

Hoa Kỳ và Ả Rập Xê Út “vô tình” cung cấp vũ khí cho Daech

Các loại vũ khí chủ yếu do Hoa Kỳ và Ả Rập Xê Út cung cấp cho quân nổi dậy ở Syria đều rơi vào tay của quân thánh chiến khủng bố. Đây là kết luận của một cuộc điều tra kéo dài trong vòng ba năm do tổ chức phi chính phủ Conflict Armament Research (CAR) vừa công bố, qua việc phân tích hơn 40 000 mẫu vũ khí.

CAR khẳng định Washington và Riyad đã cung cấp vũ khí « đương nhiên là cho các lực lượng đối lập Syria ». Tổ chức này giải thích trong phần lớn các trường hợp, Hoa Kỳ không có quyền gởi đến quân nổi dậy loại các loại vũ khí có được từ các nhà cung cấp châu Âu, chủ yếu là từ Rumani và Bulgari.

Sau đó, các loại vũ khí được cung cấp cho quân nổi dậy ở Syria đã rơi vào tay của quân khủng bố Tổ Chức Nhà Nước Hồi Giáo Daech. Báo cáo của CAR nhấn mạnh rằng điều đó đã « vô hình chung cho phép Daech có được một số lượng quan trọng đạn dược chống xe bọc thép ».

Theo AFP, đây không phải là trường hợp đầu tiên. Hoa Kỳ, Pháp cũng như là Anh Quốc đã cung cấp vũ khí cho Quân đội Tự do Syria ngay từ đầu cuộc xung đột. Nhóm thánh chiến Al-Nosra (có liên hệ với Al-Qaida) đã chiếm hữu vũ khí vài ngày sau đó.

Nguồn cung còn đến từ những phiến quân nổi dậy được Hoa Kỳ huấn luyện tại Jordani. Nhiều người trong số này đã đào thoát cùng với vũ khí và quân trang để rồi gia nhập quân thánh chiến

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.