Vào nội dung chính
THỔ NHĨ KỲ - HY LẠP

Quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ-Hy Lạp: Còn nhiều bất đồng

Ngày 07/12/2018, lần đầu tiên từ 65 năm qua, nguyên thủ Thổ Nhĩ Kỳ công du Hy Lạp. Cả hai cùng là thành viên NATO nhưng Ankara và Athens bất đồng sâu rộng trên nhiều hồ sơ, từ đường biên giới tại đảo Chypre đến Hiệp định Lausanne năm 1923 quy định đường biên giới của Thổ Nhĩ Kỳ. Athens luôn bác bỏ mọi đòi hỏi của Ankara đòi xét lại Hiệp định Lausanne.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan (t) và thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras tại Athens ngày 07/12/2017.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan (t) và thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras tại Athens ngày 07/12/2017. REUTERS/Costas Baltas
Quảng cáo

Charlotte Stievenard thông tín viên đài RFI tại Athens, nói đến bầu không khí căng thẳng trong chuyến công du Hy Lạp đầu tiên của một nguyên thủ Thổ Nhĩ Kỳ từ năm 1952 tới nay :

"Sau cuộc hội đàm với tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, Recep Tayyip Erdogan, thủ tướng Hy Lạp, Alexis Tsipras đã đề cập tới vấn đề được người dân Hy Lạp quan tâm đến hơn cả từ nhiều tháng qua. Ông cho biết đôi bên đã thảo thuận về căng thẳng trong vùng biển Egée và đã nhấn mạnh với Ankara là Thổ Nhĩ Kỳ cần chấm dứt xâm nhập không phận của Hy Lạp. Các vụ vi phạm liên tiếp đó, và đặc biệt là các vụ máy bay Thổ Nhĩ Kỳ cản đường Không Quân Hy Lạp trong vùng biển Egéé, đe dọa quan hệ giữ hai nước và nguy hiểm đối với các phi công Hy Lạp.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ thì đề nghi xét lại Hiệp định Lausanne. Điều mà Alexis Tsipras đã dứt khoát từ chối, vì theo thủ tướng Hy Lạp, chính thỏa thuận này từ năm 1923 đã quy định đường biên giới giữa Hy Lạp với Thổ Nhĩ Kỳ. Ngoài ra, tổng thống Erdogan đã nhắc lại quyết tâm đòi Athens cho dẫn độ 8 quân nhân Thổ Nhĩ Kỳ đã trốn sang Hy Lạp sau cuộc đảo chính hụt hồi tháng 7/2016. Về điểm này, thủ tướng Tsipras trả lời : quyết định đó thuộc về Tư Pháp Hy Lạp. Ông nhấn mạnh Hy Lạp là một nhà nước pháp quyền, một thành viên trong Liên Hiệp Châu Âu, Hành Pháp và Tư Pháp được tách biệt một cách tuyệt đối và rạch ròi.

Theo một số nguồn tin thông thạo, thủ tướng Hy Lạp kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ nên mở ra một trang sử mới trong quan hệ song phương. Không chấp nhận điều đó, sẽ tác hại tới bang giao giữa Thổ Nhĩ Kỳ với toàn Liên Hiệp Châu Âu".

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.