Vào nội dung chính
TÀI CHÍNH - THIÊN ĐƯỜNG THUẾ

“Paradise papers”: Thêm một vụ lách luật tránh thuế lớn bị phát lộ

Sau vụ Panama papers, hôm qua 05/11/2017, hiệp hội quốc tế các nhà báo điều tra và hàng trăm ban biên tập các báo trên thế giới tiếp tục cho công bố một khối lượng lớn các tài liệu phát giác các hành vi giấu tiền ở các thiên đường thuế của nhiều công ty đa quốc gia và những nhân vật quan trọng ở châu Âu cũng như Bắc Mỹ.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa. Getty Images/Linda Raymond
Quảng cáo

Hồ sơ lần này mang tên gọi “ Paradise papers” có tâm điểm là Appleby, một văn phòng luật đặt trụ sở tại quần đảo Cayman và Bermuda.

Hơn 13 triệu hồ sơ tài liệu thu được từ 19 điểm thiên đường thuế đã phát giác những cách thức né tránh thuế đang rất phổ biến trên quy mô thế giới. Trong số các tài liệu mà báo chí vừa phát giác, người ta thấy có tên của 120 chính trị gia và lãnh đạo trên thế giới, trong đó có nữ hoàng Anh Elisabeth II hay một số người thân cận với tổng thống Donald Trump, như ngoại trưởng Rex Tillerson…

Hình thức giấu tiền được thực hiện qua một loạt khoản đầu tư vào các công ty bình phong đặt ở hải ngoại.

Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson xuất hiện trong hồ sơ “ Paradise papers” trên tư cách nhà quản trị một công ty đăng ký tại Bermuda có hoạt động khai thác dầu tại Yemen, trong thời gian ông còn lãnh đạo tập đoàn ExxonMobil (từ 2006-2016).

Theo bà Cécile Prieur, trưởng ban biên tập báo le Monde, người tham gia cuộc điều tra trên, trong danh sách các nhân vật liên quan, người ta còn thấy “ 13 nhân vật rất thân cận với tổng thống Putin. Họ là các bộ trưởng, cố vấn hay nhà tài trợ cho chiến dịch tranh cử của Putin và những người này cất giấu một số lượng rất lớn tài sản tại các thiên đường thuế”.

Về phần các công ty, người ta thấy có những tên tập đoàn lớn như Nike hay Apple. Tất cả những cá nhân và công ty được nêu danh trong tài liệu đều thực hiện thao tác né tránh thuế thông qua văn phòng luật Appleby, hoặc các văn phòng tư vấn kinh doanh đặt tại Bermuda hoặc tại các thiên đường thuế.

Khác với vụ Panama Papers bị tung ra năm 2016, vụ việc lần này không liên quan đến việc rửa tiền mà chỉ là các thao tác cất tiền nhằm hạn chế tối đa nghĩa vụ thuế.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.