Vào nội dung chính
QUỐC TẾ - KHOA HỌC

Gian lận nghiên cứu : Nạn nhân lớn là các hãng dược

Vấn nạn gian lận nghiên cứu khoa học đang gây đau đầu cho các hãng dược lớn. Bởi vì, mỗi một phân tử được phát minh, chế biến trị giá hàng tỷ đô la đối với các hãng dược này. Phụ san kinh tế Le Monde (30/10/2017) đề tít lớn : « Các hãng bào chế dược phẩm đối mặt với những sai lệch của các nhà nghiên cứu ».

Ảnh minh họa tế bào ung thư (chụp màn hình website Le Monde)
Ảnh minh họa tế bào ung thư (chụp màn hình website Le Monde) Capture d'écran Le Monde
Quảng cáo

Gian lận các thí nghiệm, đánh tráo dữ liệu, chỉnh sửa hình ảnh… là những gì các hãng dược lớn đang phải đối mặt. Gian lận không chỉ đến từ những nghiên cứu của các nhà khoa học bên ngoài mà còn đến từ chính trong lòng các phòng nghiên cứu của chính hãng.

Theo một nghiên cứu do hãng dược Bayer công bố, hơn 2/3 các thí nghiệm đã được công bố không thể tái thực hiện. Kết quả thu được không giống như những gì đã được công bố. Nhiều nhà khoa học bắt đầu lên tiếng cho rằng các dữ liệu, các quy trình thí nghiệm được đăng bài cần phải được minh bạch hơn, mô tả đầy đủ hơn.

Theo Le Monde, chính áp lực cạnh tranh đã dẫn đến việc các nhà khoa học, cho dù có trung thực đến mấy, cũng không ngần ngại « đi tắt », đốt cháy giai đoạn thẩm định quan trọng, hay « đánh bóng » kết quả nghiên cứu bằng cách chỉnh sửa số liệu thống kê để được đăng bài trên các tạp chí khoa học lớn có uy tín, hoặc để đi trước các đối thủ.

Ông Glen Begley, giám đốc bộ phận Nghiên Cứu và Phát Triển của hãng Amgen giải thích rằng « Đó chính là chiếc chìa khóa để có được một vị trí quan trọng hay một nguồn tài chính. Bởi vì, tạo được tiếng tăm về những công trình nghiên cứu có chất lượng, có thể tái thực hiện được, đòi hỏi rất nhiều thời gian ». Đối với các viện nghiên cứu, việc được lên trang nhất các tờ báo, hay được kể tên trên truyền hình còn là một niềm vinh dự.

Báo Le Monde cho rằng hành động trượt đà này khiến mọi người phải trả giá đắt. Theo một nghiên cứu được công bố năm 2015 do hai nhà khoa học thuộc trường Đại học Boston, Hoa Kỳ có lẽ đã tài trợ mỗi năm khoảng 28 tỷ đô la cho thử nghiệm tiền lâm sàng (được thực hiện trên động vật), những thí nghiệm không bao giờ tái thực hiện được.

Trước vấn nạn trên, nhật báo cho hay chính quyền Mỹ và Pháp đã đề ra nhiều biện pháp giám sát chặt chẽ hòng ngăn chặn sự lãng phí tài chính có quy mô lớn này.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.