Vào nội dung chính
QUỐ TẾ - ANH QUỐC

Brexit : Thủ tướng Theresa May muốn có cuộc ly dị nhẹ nhàng

Hôm qua, 22/09/2017, thủ tướng Anh Theresa May, tại nhà thờ Santa Maria Novella ở Florencia, Ý, đã có bài phát biểu quan trọng về Brexit. Lãnh đạo chính phủ Anh tỏ quyết tâm khởi động lại các cuộc đàm phán chia tay với Liên Âu, mong muốn có một cuộc « ly dị êm đẹp » với một giai đoạn chuyển tiếp 2 năm hậu Brexit. Bài diễn văn được đọc trong bối cảnh khá đặc biệt, tuy vậy đã thu hút sự chú ý của các nước thành viên trong Liên Hiệp Châu Âu, cũng như các giới chức của EU tại Buxelles.

Thủ tướng Anh đang biện hộ cho một cuộc ly dị êm đẹp với Liên Hiệp Châu Âu, tại một nhà thờ ở Florencia, Ý, ngày 22/09/2017.
Thủ tướng Anh đang biện hộ cho một cuộc ly dị êm đẹp với Liên Hiệp Châu Âu, tại một nhà thờ ở Florencia, Ý, ngày 22/09/2017. REUTERS/Maurizio Degl'Innocenti
Quảng cáo

Thông tín viên Quentin Dickinson, tóm lược những phản ứng từ Bruxelles :

Sau bài diễn văn của lãnh đạo chính phủ Anh, nhìn chung các giới chức châu Âu vẫn chưa thỏa mãn. Tại Bruxelles, người ta đánh giá cao giọng điệu hòa hợp của bà May trong bài phát biểu trước đó hơn. Mọi người thậm chí cũng thừa nhận ở bà ít nhiều có tính xây dựng. Nhưng đi vào phân tích thì thấy vẫn còn nhiều điểm bất ổn hơn trước đó.

Bà Theresa May đề nghị một giai đoạn chuyển tiếp 2 năm từ sau ngày 29/03/2019, thời điểm chính thức của Brexit. Như thế sẽ phải kết thúc giai đoạn tài khóa 7 năm hiện tại của các định chế châu Âu ngoài năm 2020.

Nhưng ngoài ý kiến chung cho rằng 2 năm là quá ít, bất ngờ là ở chỗ Anh Quốc dự định trong thời gian đó vẫn tiếp tục tục tham gia vào công việc của Liên Hiệp Châu Âu như không có gì xảy ra. Như vậy, rõ ràng người ta tuyên bố ra đi nhưng thực tế vẫn ở lại đó.

Bà May cam đoan là Luân Đôn sẽ tôn trọng các cam kết tài chính, tuy vậy bà không nói cụ thể các cam kết thế nào cũng như mức tối đa là bao nhiêu.

Ngạc nhiên nhất đó là việc bà bác bỏ hai khả năng lựa chọn mà cho đến giờ vẫn là đề tài tranh luận ở nước Anh. Đó là liên kết với Liên Âu theo mô hình của Na Uy hay làm đối tác của Liên Âu như trường hợp với Canada.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.