Vào nội dung chính
ĐỨC-THỔ NHĨ KỲ

Thủ tướng Đức muốn Liên Hiệp Châu Âu không kết nạp Thổ Nhĩ Kỳ

Một sự thay đổi hoàn toàn về quan điểm của Berlin trong hồ sơ Ankara gia nhập Liên Hiệp Châu Âu. Trong cuộc tranh luận tay đôi trên đài truyền hình ba tuần trước bầu cử Quốc Hội Đức, thủ tướng Merkel bất ngờ tuyên bố muốn chấm dứt đàm phán về thủ tục cho phép Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập Liên Âu.

Tranh luận truyền hình giữa Angela Merkel (T) và Martin Schulz, ngày 3/9/2017.
Tranh luận truyền hình giữa Angela Merkel (T) và Martin Schulz, ngày 3/9/2017. Ảnh : Reuters/RTL
Quảng cáo

Tối ngày 03/09/2017, trong cuộc tranh luận duy nhất trên đài truyền hình với đối lãnh đạo đảng đối lập ông Martin Schulz, thủ tướng Angela Merkel cho biết bà sẽ thảo luận với các đối tác trong Liên Hiệp Châu Âu để cùng tìm ra đồng thuận ngưng đàm phán về thủ tục kết nạp Thổ Nhĩ Kỳ.

Tuyên bố trên được đưa ra trong bối cảnh quan hệ giữa Berlin và Ankara xấu đi đáng kể từ đầu năm tới nay. Hiện có tới 12 công dân Đức bị Thổ Nhĩ Kỳ bắt giữ. Bruxelles liên tục chỉ trích tổng thống Erdogan đàn áp mọi tiếng nói đối lập, nhất là sau vụ đảo chính hụt hồi tháng 7/2016.

Theo giới quan sát, lập trường của bà Merkel gây bất ngờ. Thủ tướng Đức đã đưa ra cùng một quan điểm so với ông Martin Schulz, lãnh đạo đảng đối lập Xã Hội Dân Chủ.

Vào ngày 24/09/2017 cử tri Đức được kêu gọi bầu lại Quốc Hội. Theo các cuộc thăm dò dư luận, bà Merkel, người đứng đầu đảng Dân Chủ Thiên Chúa Giáo có khuynh hướng bảo thủ, đang dẫn đầu. Sau 12 năm giữ chức vụ thủ tướng, Angela Merkel được cho là có rất nhiều triển vọng tiếp tục lãnh đạo nước Đức thêm một nhiệm kỳ thứ tư.

Giới phân tích bình luận : trong cuộc tranh luận tay đôi tối hôm qua, đối thủ của bà Merkel, nguyên chủ tịch Nghị Viện Châu Âu Martin Schulz, đã "không đảo ngược được thế cờ".

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.