Vào nội dung chính
HOA KỲ - SYRIA

Hồ sơ Syria bế tắc tại Hội Đồng Bảo An, phương Tây tố cáo Nga

Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc vào hôm qua, 28/02/2017, vẫn không ra được nghị quyết lên án chế độ Damas sử dụng vũ khí hóa học và trừng phạt những người chịu tránh nhiệm. Anh, Pháp và Mỹ muốn nghị quyết này được thông qua, nhưng lại vấp phải sự chống đối của Trung Quốc và Nga.

Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc Nikki Haley, New York, ngày 28/02/2017.
Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc Nikki Haley, New York, ngày 28/02/2017. REUTERS/Mike Segar
Quảng cáo

Tuy nhiên, theo thông tín viên RFI, Marie Bourreau tại New York, cuộc biểu quyết hôm qua, cho thấy rõ hơn quan điểm của Mỹ đối với Nga :

Kết quả không có gì đáng ngạc nhiên, Nga vẫn đưa ra lập luận cố hữu. Phó đại sứ Nga ở Liên Hiệp Quốc cho rằng cuộc bỏ phiếu này là một sự khiêu khích.

Ông nói : Quý vị đều biết từ trước quan điểm của chúng tôi. Những kết luận của cuộc điều tra của Liên Hiệp Quốc cho rằng chế độ Damas đã sử dụng chất chlore trong cuộc tấn công ở ít ra ba nơi phía bắc Syria, thật ra đã không có yếu tố thuyết phục nào để xác định kẻ chịu trách nhiệm.

Đối diện với ông, đại sứ Mỹ Nikki Haley, dường như đã được chỉ thị, không những đã cùng bảo trợ văn kiện mà Paris và Luân Đôn trình lên, mà lại còn có những lời lẽ rất cứng rắn đối với Matxcơva và Bắc Kinh sau cuộc bỏ phiếu. Bà nói : Trung Quốc và Nga đã có một lựa chọn quá đáng và không thể bào chữa được vào hôm nay. Đây là một ngày đáng buồn đối với Hội Đồng Bảo An, khi mà đã có những thành viên bắt đầu tìm được những lời bao che cho những thành viên khác giết hại cả chính dân chúng mình. Thế giới hiển nhiên đã trở nên nguy hiểm hơn.

Cuộc bỏ phiếu mang tính chất trắc nghiệm đối với quan hệ Mỹ-Nga đã chứng minh, nhất là trên hồ sơ Syria, là không có gì thay đổi với chính quyền Donald Trump.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.