Vào nội dung chính
QUỐC TẾ - VŨ KHÍ

Châu Á và Trung Đông làm thị trường vũ khí thế giới tăng kỷ lục

Theo báo cáo của Viện Nghiên Cứu Quốc Tế Vì Hòa Bình Stockholm SIPRI hôm nay 20/02/2017, các thương vụ mua bán vũ khí trên thế giới trong vòng 5 năm qua đạt mức kỷ lục từ sau thời kỳ chiến tranh lạnh, do nhu cầu không ngừng tăng của châu Á và Trung Đông.

Quân đội Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất biểu diễn kỹ năng chiến đấu, nhân triển lãm quốc phòng thế giới (IDEX), tại Abu Dhabi, ngày 19/02/2017.
Quân đội Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất biểu diễn kỹ năng chiến đấu, nhân triển lãm quốc phòng thế giới (IDEX), tại Abu Dhabi, ngày 19/02/2017. REUTERS/Stringer
Quảng cáo

Theo SIPRI, trong khoảng từ 2012 đến 2016, châu Á và châu Đại Dương đã nhập khẩu 43% lượng vũ khí thông thường bán ra trên thế giới, tức là tăng 7,7% so với cùng giai đoạn 5 năm trước đó ( 2007-2011). Cùng thời điểm này, nhập khẩu vũ khí của các nước trong khu vực Trung Đông và vùng Vịnh đã tăng vọt từ 17% lên 29%.

Chuyên gia Pieter Wazeman thuộc SIPRI nhận định : « Trong 5 năm qua, phần lớn các quốc gia Trung Đông đều hướng về Mỹ và châu Âu để tìm cách nâng cao khả năng quân sự ». Mặc dù có khó khăn về giá dầu giảm, nhưng các nước này vẫn không ngừng gia tăng mua sắm vũ khí trong năm 2016. Nguyên do là các cuộc xung đột và căng thẳng trong vùng ngày càng phổ biến.

Ả Rập Xê Út là nước nhập khẩu vũ khí lớn thứ 2 thế giới với mức tăng đều đặn 212% trong 5 năm và chỉ xếp sau Ấn Độ.

Về thị phần xuất khẩu vũ khí, Hoa Kỳ vẫn luôn đứng đầu với 33%, xếp trên Nga 23%, tiếp đó là Trung Quốc với 6,2% và Pháp 6% cuối cùng là Đức chiếm 5,6% thị phần.

Theo SIPRI, chỉ riêng 5 nước trên đã chiếm 75% vũ khí hạng nặng bán ra trên thế giới.

Hoa Kỳ và Pháp là hai nhà cung cấp vũ khí chủ yếu cho Trung Đông, trong khi Nga và Trung Quốc chiếm lĩnh thị trường châu Á.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.