Vào nội dung chính
XÃ HỘI

OXFAM : Tình trạng bất bình đẳng trên thế giới tăng nhanh

Diễn đàn Kinh tế Thế giới Davos, Thụy Sĩ lần thứ 47 khai mạc vào ngày mai thứ Ba 17/01. Hơn 3000 khách mời, bao gồm các chủ doanh nghiệp lớn, các chính khách và các nhân vật có tiếng hoạt động trong xã hội dân sự. Ngay trước ngày khai mạc, tổ chức Oxfam công bố một báo cáo báo động tình trạng bất bình đẳng gia tăng nhanh chóng. Đây sẽ là một thách thức lớn cho thế giới trong những thập niên tới đây.

Ảnh chụp tại Bắc Kinh Trung Quốc nơi mà số lượng tỷ phủ không ngừng tăng lên.
Ảnh chụp tại Bắc Kinh Trung Quốc nơi mà số lượng tỷ phủ không ngừng tăng lên. STR / AFP
Quảng cáo

 Từ Davos, đặc phái viên của RFI Mounia Daoudi cho biết thêm :

Bằng cách đưa ra những hình ảnh đối nghịch gây sốc, khi so sánh thu nhập của tám cá nhân với 3,6 tỷ người khác, Oxfam bày tỏ lo lắng tình trạng gia tăng bất bình đẳng.

Năm nay, báo cáo dựa trên những dữ liệu mới cụ thể hơn về tình hình phân bổ tài sản trên thế giới, nhất là tại Ấn Độ và Trung Quốc, hai quốc gia có số lượng tỷ phú ngày càng tăng.

Bản ghi nhận cay đắng. Cứ 10 người thì có 7 người sống tại một nước mà bất bình đẳng đang tăng lên trong 30 năm qua. Điều nghịch lý là thế giới chưa bao giờ giầu có như lúc này.

Theo Oxfam, nguyên nhân đầu tiên là vì tăng trưởng chỉ do những người giầu nhất, đứng đầu là những tập đoàn đa quốc gia điều khiển. Báo cáo của Oxfam tố cáo áp lực đang đè nặng lên người làm công ăn lương trên khắp thế giới. Tổ chức phi chính phủ này đưa ra một con số gây sốc. Một chủ tịch tập đoàn có niêm yết trên thị trường chứng khoán Luân Đôn có mức lương bằng 10 000 công nhân trong ngành công nghiệp may mặc ở Bangladesh.

Một nguyên nhân khác nữa là tình trạng trốn thuế của các doanh nghiệp, làm mất nguồn thu của các quốc gia đang phát triển mỗi năm khoảng 100 tỷ đô la, cũng như là các phương tiện để chống đói nghèo.”

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.