Vào nội dung chính
THỔ NHĨ KỲ - KHỦNG BỐ

Ankara chặn Twitter phát video khủng bố thiêu sống 2 binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ.

Ngày 22/12/2016, chỉ vài giờ sau khi quân đội Thổ Nhĩ Kỳ tấn công thành phố Al Bab, cứ địa của tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo (Daech), làm ít nhất 88 người thiệt mạng, theo Đài Quan sát Nhân quyền Syria, nhóm khủng bố này đã tung lên mạng internet cuộn băng video quay cảnh quân thánh chiến thiêu sống hai binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ. Chính quyền Ankara đã phong tỏa mạng xã hội Twitter.

Biểu tình đã nổ ra tại Istanbul, ngày 23/12/2016, sau khi vidéo thiêu sống binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ được phát tán trên mạng internet
Biểu tình đã nổ ra tại Istanbul, ngày 23/12/2016, sau khi vidéo thiêu sống binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ được phát tán trên mạng internet OZAN KOSE / AFP
Quảng cáo

Từ Istanbul, thông tín viên Alexandre Billette gửi về bài tường trình :

« Từ tối ngày 22/12, chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ đã có phản ứng qua việc phong tỏa mạng xã hội Twitter nhằm ngăn chặn việc phát tán cuộc băng video. Thế nhưng, điều này không ngăn cản người dân Thổ Nhĩ Kỳ vượt qua vòng phong tỏa và có nhiều bình luận trên mạng xã hội, đi kèm với một câu nhắc nhở : xin đừng phát tán các hình ảnh tuyên truyền cho các hành động tàn bạo của Daech.

Trong cuộc băng video, đao phủ nói tiếng Thổ Nhĩ Kỳ và tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo kêu gọi các chiến binh phá hủy Thổ Nhĩ Kỳ. Đây là một sự thay đổi triệt để. Bởi vì cách nay một năm, Ankara còn bị nghi ngờ nhắm mắt làm ngơ để cho quân thánh chiến đến lẩn trốn trong khu vực biên giới chung với Syria.

Như vậy, từ nay, Thổ Nhĩ Kỳ ở trên tuyến đầu ở phía bắc Syria, trong cuộc chiến chống quân du kích Kurdistan và chống Daech.

Ngày 22/12, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã phải hứng chịu một tổn thất nặng nề nhất kể từ khi tiến hành chiến dịch Lá Chắn Sông Euphrate, hồi tháng 08/2016 : 16 binh sĩ thiệt mạng trong trận đánh Al Bab, ở phía bắc Aleppo, Syria ».

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.