Vào nội dung chính
BALTIC

Vùng Baltic muốn nhanh chóng ký Thỏa Thuận Hợp Tác Quân Sự với Mỹ

Lo ngại chính quyền Mỹ tương lai thân thiện với Matxcơva, ba nước trong vùng Batic là Estonia, Litva và Latvia sát biên giới Nga hy vọng ký kết Thỏa Thuận Hợp Tác Quân Sự (DCA) với Mỹ vào đầu năm tới, trước khi Barack Obama chuyển giao quyền lực cho Donald Trump ngqfy 20/01/2017.

Máy bay Sukhoi của Nga bay trên vùng biển Baltic. Ảnh do Hải quân Mỹ chụp từ khu trục hạm USS Donald Cook trên biển Baltic ngày 12/04/2016.
Máy bay Sukhoi của Nga bay trên vùng biển Baltic. Ảnh do Hải quân Mỹ chụp từ khu trục hạm USS Donald Cook trên biển Baltic ngày 12/04/2016. REUTERS/US Navy/
Quảng cáo

Estonia, Litva và Latvia là thành viên NATO nhưng lại nằm sát với biên giới Nga. Cả ba cùng xem Matxcơva là một mối đe dọa tiềm tàng sau khi quân đội Nga thôn tính bán đảo Crimée của Ukraina vào tháng 3/2014.

Trả lời hãng tin Pháp AFP ngày 17/12/2016, ngoại trưởng Litva giải thích một trong những điều khoản của thỏa thuận DCA cho phép Hoa Kỳ triển khai lực lượng quân sự tại chỗ trong trường hợp cần thiết. Và “đây là một lợi ích lớn đối với các nước trong vùng Baltic”.

Còn theo phân tích của một quan chức cao cấp Mỹ, thỏa thuận nói trên sẽ “bổ sung cho những thỏa thuận đã có trong khuôn khổ song phương, hoặc là với Liên Minh Bắc Đại Tây Dương NATO của từng nước trong vùng Batic”.

Tháng 10/2016 Phần Lan, quốc gia có đường biên giới chung với Nga nhưng không là thành viên NATO, đã ký kết với Hoa Kỳ thỏa thuận DCA quy định đẩy mạnh hợp tác quân sự song phương, từ lĩnh vực tin học đến chia sẻ thông tin, gia tăng các cuộc tậ trận song phương …

Một ngày trước lễ ký kết thỏa thuận hợp tác quân sự giữa Washington và Helsinki, máy bay quân sự Nga đã thâm nhập không phận của Phần Lan.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.