Vào nội dung chính
CHÂU ÂU- NGA

Châu Âu lập trung tâm chống chiến tranh tâm lý của Nga

Một cơ quan quốc tế chống lại « chiến tranh hợp thể», tuyên truyền định hướng công luận của Nga và của Hồi Giáo cực đoan Daech, sẽ chính thức ra đời tại thủ đô Hensinki vào năm 2017. Sáng kiến của Phần Lan, được thông báo ngày 21/11/2016, được NATO và Liên Hiệp Châu Âu tham gia và ủng hộ.

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg.
Quảng cáo

Theo AFP, cơ sở của Trung tâm châu Âu chống « chiến tranh hợp thể » (guerre hybride) đặt tại Hensinki cho phép giới chuyên gia Tây phương trao đổi thông tin và thông báo cho các nước thành viên về những hình thức tấn công mới, từ tuyên truyền đầu độc của Nga cho đến chiến thuật của Daech.

Jori Arvonen, thứ trưởng Ngoại Giao Phần Lan đặc trách châu Âu, cho biết nỗ lực này là nhằm trang bị cho châu Âu khả năng kháng cự và đối phó với « chiến tranh hợp thể ». Theo định nghĩa, đây là cuộc chiến tranh không tuyên chiến, bao gồm nhiều lĩnh vực như ngoại giao, quân sự, kinh tế, công nghệ, truyền thông, mạng xã hội, tin tặc mà tác nhân có thể nằm trong hay ngoài chính quyền.

Sáng kiến của Phần Lan được Liên Hiệp Châu Âu, NATO và nhiều quốc gia Tây phương như Mỹ, Pháp, Đức, Anh, Ý, Tây Ban Nha yểm trợ. Danh sách thành viên ủng hộ tài chính không dừng lại ở đây.

Trụ sở tại Hensinki có vai trò tập hợp, kết nối một mạng lưới chuyên gia, giáo sư đại học và công chức cao cấp ở các nước thành viên. Những chuyên gia này có nhiệm vụ nghiên cứu, đào tạo và chia sẻ kiến thức chống chiến tranh tuyên truyền hợp thể của Nga và Hồi Giáo cực đoan.

Thứ trưởng Ngoại Giao Jori Arvonen cho rằng Phần Lan xứng đáng đóng vai trò điều hợp vì có nhiều chuyên gia kinh nghiệm trong quan hệ với Nga. 

Chiến tranh hợp thể của Nga được nói đến từ khi xảy ra khủng hoảng tại Ukraina.

Chính phủ Đức tố cáo Matxcơva phá uy tín của thủ tướng Angela Merkel trong chiến dịch tung tin đồn thất thiệt, dựng đứng câu chuyện bé gái Đức gốc Nga 13 tuổi bị di dân nhập cư bắt cóc, hãm hiếp hồi Giáng Sinh 2015.

Washington cũng tố cáo điện Kremlin can thiệp vào bầu cử tổng thống Mỹ, qua các vụ xâm nhập đánh cắp thư điện tử của đảng Dân Chủ, làm hại uy tín của bà Hillary Clinton.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.