Vào nội dung chính
ĐỨC - KHỦNG BỐ - NHẬP CƯ

Đức : Thủ tướng Merkel bảo vệ chính sách nhập cư

Sau các vụ tấn công khủng bố xảy ra liên tiếp trong nhiều ngày tại nhiều thành phố của Đức, trong đó có hai thành phố được cho là cơ sở của khủng bố, thủ tướng Angela Merkel đang chịu nhiều áp lực.

Thủ tướng Đức Angela Merkel tại Berlin, ngày 28/07/2016, khẳng định tiếp thực hiện chính sách tiếp nhận người tị nạn.
Thủ tướng Đức Angela Merkel tại Berlin, ngày 28/07/2016, khẳng định tiếp thực hiện chính sách tiếp nhận người tị nạn. REUTERS/Hannibal Hanschke
Quảng cáo

Chính sách nhập cư và tiếp nhận hàng loạt người tị nạn của bà đang gặp nhiều chỉ trích và cho rằng một số người mới đến có thể là một mối nguy hiểm cho an ninh. Tuy nhiên, trong buổi họp báo ngày 28/07/2016, thủ tướng Đức không chấp nhận thay đổi chiến lược.

Từ Berlin, thông tín viên Pascal Thibaut tường trình :

« "Wir schanffen das" - "Chúng ta sẽ làm được" : câu nói mà bà Angela Merkel phát biểu cách đây một năm đã đi vào lịch sử. Vị thủ tướng từng quyết định mở rộng cửa đón người tị nạn hiện đang phải chịu nhiều sức ép. Sau nhiều cuộc tấn công chỉ diễn ra trong vòng một tuần, người dân bắt đầu lo lắng và mức độ tín nhiệm của người dân dành cho bà đang bị đe dọa. Phe liên minh bảo thủ tại bang Bayerne, mới tỏ ra hòa giải, lại tiếp tục chỉ trích chính sách nhập cư của bà Angela Merkel.

Người đứng đầu chính phủ Đức đã phải rút ngắn thời gian nghỉ hè để tổ chức một cuộc họp báo. Nhưng bà tuyên bố duy trì đường lối của mình. Bà nói :

« Cách đây 11 tháng, tôi không hề nói đây là một trong những công việc đơn giản. Nhưng tôi luôn tin rằng chúng ta sẽ hoàn thành được sứ mệnh lịch sử này. Chúng ta đã đạt được rất nhiều tiến bộ trong những tháng vừa qua. Chính vì thế, chúng ta sẽ vượt qua được thách thức mới của khủng bố Hồi Giáo bằng cách đảm bảo an ninh cho người dân và thúc đẩy quá trình hội nhập của người tị nạn ».

Bà Angela Merkel đã hứa làm tất cả trong « cuộc chiến », cụm từ rất ít khi được sử dụng tại Đức, để chống Hồi Giáo cực đoan. Bà cũng nhắc đến nhiều biện pháp khác nhau để chống các cuộc tấn công trong những ngày vừa qua, như tăng cường lực lượng cảnh sát, trục xuất dễ dàng hơn những người tị nạn phạm pháp, hành động phòng ngừa tình trạng cực đoan một cách hiệu quả hơn.

Thời gian sắp tới cùng với hai cuộc bầu cử cấp vùng vào tháng 9 sẽ cho thấy liệu thủ tướng Đức có trấn an được công dân nước mình hay không ».

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.