Vào nội dung chính
NGA-NHÂN QUYỀN

Quốc Hội Nga thông qua dự luật chống khủng bố gây tranh cãi

Ngày 29/06/16, Thượng viện Nga đã bỏ phiếu thông qua dự luật chống khủng bố đang gây rất nhiều tranh cãi. Theo dự luật này, các pháp chế sẽ phải chặt chẽ hơn và phải tăng cường giám sát thông tin. Một số biện pháp đã bị dư luận, thậm chí cả các nhân vật thân chính quyền chỉ trích.  

Trụ sở Thượng Viện Nga
Trụ sở Thượng Viện Nga NATALIA KOLESNIKOVA / AFP
Quảng cáo

Từ Mátxcơca, thông tín viên Muriel Pomponne gửi bài tường trình :

 Một cựu tổng thống của nước Cộng hòa Hồi giáo Tatarstan đã thẳng thừng yêu cầu soạn loại nội dung văn bản dự luật. Vì một trong số các quy định cấm thực hiện các nghi lễ tôn giáo mà không có sự chủ trì của các tổ chức đã đăng ký hợp lệ. Một cách không chính thức, đây là hình thức cấm cầu nguyện tại nhà, de dọa tới tự do tôn giáo.

Nhà trung gian hòa giải cho các doanh nghiệp Boris Titov thì lo lắng về các chi phí phát sinh do các công ty viễn thông buộc phải lưu giữ nội dung các cuộc trao đổi trong vòng 6 tháng, đối với một số nội dung khác, thời gian lưu trữ có thể lên tới 2 năm. Ông nhấn mạnh rằng thậm chí nước Nga chưa có đủ công nghệ cần thiết và sẽ buộc phải mua các công nghệ từ Mỹ.

Cựu nhân viên tình báo Mỹ Edward Snowden, hiện đang tị nạn tại Nga, chỉ trích các luật kiểu chuyên chế độc tài như vậy sẽ tốn rất nhiều tiền nhưng cũng không thể cải thiện an ninh. Rất nhiều quy định khác cũng khiến các nhà bảo vệ nhân quyền lo lắng.

Việc không tố giác tội phạm cũng có thể sẽ bị phạt tù giam. Khái niệm « cực đoan » rất mù mờ lại có thể dẫn đến tình trạng bắt bớ và kết án tùy tiện. Tội danh vì hành vi "cực đoan" có thể bị kết án đến 7 năm tù. Mức tuổi chịu trách nhiệm hình sự cũng bị giảm xuống còn 14 tuổi đối với nhiều tội danh.

Phe đối lập và cả lãnh đạo hội đồng nhân quyền trực thuộc phủ tổng thống còn lên án dự luật được bỏ phiếu thông qua một cách vội vàng vào cuối nhiệm kỳ Quốc hội, trong khi theo dự kiến cuộc bầu cử Quốc hội mới sẽ diễn ra vào tháng 09/2016

 

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.