Vào nội dung chính
ANH - LIÊN HIỆP CHÂU ÂU

Anh Quốc : Phe chống Brexit khởi sắc trở lại

Ba ngày trước cuộc trưng cầu dân ý là nên ở lại hay chia tay với Liên Hiệp Châu Âu, ẩn số vẫn nguyên vẹn. Các cuộc thăm dò dư luận mới nhất cho thấy hai phe ủng hộ và chống Brexit đang sát nút nhau : 45 % người được hỏi muốn ở lại trong Liên Hiệp Châu Âu và 42 % thì chủ trương Luân Đôn nên chia tay với Bruxelles.

Những người chống Brexit tụ tập tại quảng trường Nghị Viện, Luân Đôn, ngày 19/06/2016.
Những người chống Brexit tụ tập tại quảng trường Nghị Viện, Luân Đôn, ngày 19/06/2016. REUTERS/Neil Hall
Quảng cáo

Chiến dịch vận động ủng hộ và chống Brexit đã được khởi động lại kể từ ngày 19/06/2016 sau khi đã bị gián đoạn vì nữ dân biểu Jo Cox bị ám sát. Thủ tướng David Cameron vận động để nước Anh ở lại trong Liên Hiệp trong chương trình truyền hình của đài BBC đã nhấn mạnh đến những rủi ro to lớn nếu như cử tri Anh bước ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu.

Thông tín viên đài RFI từ Luân Đôn, Marina Daras tường thuật :

"David Cameron đã tận dụng chương trình nói chuyện trực tiếp với công chúng để nhắc lại một số điểm then chốt trước cuộc bỏ phiếu vào thứ Năm tới đây. Đương nhiên là ông đã đề cập đến khía cạnh kinh tế và hồ sơ nhập cư. Đó là những chủ đề nổi cộm trong những tháng gần đây.

Theo ông, nước Anh sẽ khó kiểm soát các làng sóng người nhập cư nếu không có sự hỗ trợ của Liên Hiệp Châu Âu ; tăng trưởng kinh tế, vấn đề việc làm sẽ không được thuận lợi như hiện tại và tình trạng thâm hụt ngân sách của nước Anh sẽ đáng quan ngại hơn trong trường hợp Brexit. Nếu phe bài châu Âu thắng thế, Anh Quốc sẽ bị đẩy vào một giao đoạn với nhiều bất trắc, có thể kéo dài đến cả một thập niên. Trước mắt, Luân Đôn sẽ phải mất 2 năm để thương lượng với Bruxelles về một quy chế đối tác mới.

Vẫn thủ tướng Cameron nhìn nhận là tranh luận nên đi hay ở lại Liên Hiệp Châu Âu đã rất sôi động và ông cũng đã tố cáo phe ủng hộ Brexit tung tin thất thiệt chẳng hạn như là phe này khẳng định rằng, Bruxelles sẽ kết nạp Thổ Nhĩ Kỳ hay Liên Hiệp Châu Âu đang chuẩn bị thành lập quân đội chung, với sự tham gia của Anh Quốc hay là Luân Đôn mỗi tuần phải rót 350 triệu bảng Anh vào quỹ chung của Liên Hiệp Châu Âu. Thủ tướng Camron kết luận : Chúng ta không nên quay lưng lại với Liên Hiệp Châu Âu vì những thông tin hoàn toàn sai lệch như vậy. Nhất là một khi đã chia tay với châu Âu rồi thì rất khó có thể quay đầu lại.

Xét cho cùng, tranh cãi nên ở hay đi trong quan hệ giữa Bruxelles với Luân Đôn đã kéo dài từ 25 năm qua. Là một nền dân chủ nước Anh sẽ không sợ quyết định của người dân. Nếu phe ủng hộ Brexit thắng thế, thì sau nay để hội nhập trở lại với Liên Hiệp Châu Âu, Anh Quốc bắt buộc phải chấp nhận đồng euro, phải chấp nhận tham gia vào không gian tự do đi lại Shengen, và nước Anh sẽ không còn được hưởng một số những điều khoản ưu đãi như hiện nay".

Có thể nói là thủ tướng Anh đã làm tất cả để thuyết phục người dân nên ở lại với Liên Hiệp Châu Âu. Những lập luận của ông David Cameron có cưỡng lại với lập trường của phe bài châu Âu tại vương quốc này".

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.