Vào nội dung chính
CHÂU ÂU - NHẬP CƯ

Châu Âu bất đồng về hạn ngạch đón dân nhập cư

Bộ trưởng Nội Vụ các nước trong Liên Hiệp Châu Âu vừa họp hôm qua 25/02/2016 tại Bruxelles để đánh giá tiến độ thực hiện các biện pháp đối phó với cuộc khủng hoảng người nhập cư. Trên thực tế, cuộc họp này lại là dịp làm lộ rõ sự chia rẽ ngày càng gia tăng giữa các thành viên trong việc áp dụng chính sách hạn ngạch đón nhận di dân.

Cảnh sát Macedonia tăng cường kiểm tra tại biên giới Hy Lạp-Macedonia.
Cảnh sát Macedonia tăng cường kiểm tra tại biên giới Hy Lạp-Macedonia. REUTERS/Marko Djurica
Quảng cáo

Thông tấn viên RFI tại Bruxelles, Pierre Benazet bình luận về vấn đề như sau :

« Ủy viên châu Âu về chính sách di cư Dimitris Avramopoulos nhấn mạng đây là thời điểm quan trọng và không nên để mất một phút nhằm thực hiện những hành động minh chứng cho việc các nước châu Âu thống nhất và phối hợp hành động. Nhưng bài phát biểu này vốn đã được nghe đi nghe lại nhiều lần từ năm ngoái, cho đến lúc này dường như chỉ là những tiếng kêu vô vọng.

Quyết định của nhóm các nước Balkan về việc sàng lọc người nhập cư dựa trên nguồn gốc đã làm Macedonia tăng cường đóng cửa biên giới và khiến dòng người lưu vong bị tắc nghẽn tại cửa ngõ Hy Lạp, đồng thời gây nên căng thẳng ngoại giao giữa Athens và Vienna.

Ngay cả khi đã thống nhất về việc bổ sung lực lượng tuần tra biên phòng và tuần tra bờ biển châu Âu từ nay cho đến mùa hè, các bộ trưởng cũng không ra được bất kỳ một quyết định khả dĩ nào.

Ủy viên châu Âu phụ trách Di Cư đã lên tiếng báo động và cảnh báo rằng toàn bộ hệ thống đón tiếp di dân có thể sẽ sụp đổ nếu các biện pháp không được thực thi trong vòng 10 ngày tới, cụ thể là trước ngày 07/03, ngày diễn ra hội nghị thường giữa châu Âu và Thổ Nhĩ Kỳ. Theo các nước châu Âu, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn chưa thực hiện các biện pháp thỏa đáng, cho phép ngăn chặn dòng người nhập cư mới vào mùa xuân. »

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.