Vào nội dung chính
IRAN - HẠT NHÂN

Iran bị nghi thử tên lửa tầm trung

Hai quan chức cao cấp Mỹ ngày 07/12/2015 tiết lộ Iran đã thử một tên lửa đạn đạo tầm trung vào ngày 21/11. Nếu thông tin trên được khẳng định là đúng, thì Iran đã vi phạm hai nghị quyết của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc.

Cuộc triển lãm các mẫu tên lửa tại Teheran, Iran ngày 25/11/2015.
Cuộc triển lãm các mẫu tên lửa tại Teheran, Iran ngày 25/11/2015. REUTERS/Raheb Homavandi
Quảng cáo

Một trong hai quan chức trên cho biết tên lửa đã được phóng đi từ lãnh thổ của Iran. Theo thông tin của đài truyền hình Fox News, được hãng tin Reuters trích dẫn, cuộc thử nghiệm đã diễn ra gần Chabahar, một thành phố cảng gần biên giới giữa Iran và Pakistan.

Như vậy, Iran đã vi phạm hai bản nghị quyết. Trước hết, nghị quyết số 1929 được Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc thông qua vào năm 2010 quy định « Iran không được tiến hành bất kỳ hoạt động nào liên quan tới tên lửa đạn đạo mang vũ khí hạt nhân, kể cả các vụ bắn thử sử dụng công nghệ tên lửa đạn đạo ».

Ngoài ra, bản nghị quyết số 2231, công nhận thỏa thuận về hạt nhân tại Iran được kí ngày 14/07/2015, dự kiến xóa bỏ các trừng phạt đối với Iran, đổi lại, cộng đồng quốc tế có quyền kiểm tra các hoạt động hạt nhân của Teheran. Nghị quyết này cũng quy định rõ là « Iran cam kết không thực hiện bất kỳ hoạt động nào liên quan tới tên lửa có thể mang vũ khí hạt nhân ».

Tháng 10/2015, khối 5+1 (gồm năm thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc là Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc và Đức), cùng với 4 trong 6 cường quốc tham gia đàm phán thỏa thuận Vienna, đã yêu cầu Ủy ban trừng phạt của Liên Hiệp Quốc phải đưa ra các biện pháp thích đáng sau khi Iran tiến hành một vụ thử nghiệm tên lửa mới vào ngày 11/10. Tuy nhiên, từ đó tới nay, Uy ban này chưa đưa ra bất kỳ động thái nào.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.