Vào nội dung chính
KHÍ HẬU - KINH TẾ

Ngân hàng Thế giới: 100 triệu người có thể bị nghèo khó cùng cực

Ngân hàng Thế giới vào hôm qua, 08/11/2015, đã lên tiếng cảnh báo : 100 triệu người có thể rơi vào tình trạng nghèo khó cùng cực trong 15 năm tới đây, nếu không có một hành động nào được thực hiện hầu kềm hãm đà thay đổi khí hậu. Lời cảnh báo này được cho là nhằm gây sức ép lên các lãnh đạo thế giới sẽ họp tại Paris đầu tháng 12 về khí hậu và đúc kết một thỏa thuận quốc tế giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính.

Ảnh minh họa . Thay đổi khí hậu lụt ngày nghiêm trọng hơn. Một cảnh ở Chennai, Ấn Độ.
Ảnh minh họa . Thay đổi khí hậu lụt ngày nghiêm trọng hơn. Một cảnh ở Chennai, Ấn Độ. Reuters
Quảng cáo

Đưa ra vài ngày sau khi Liên Hiệp Quốc tỏ ý khá bi quan trước việc các cam kết giảm khí thải ở tình trạng hiện tại chưa đủ, báo cáo của Ngân hàng Thế giới vẽ ra viễn cảnh các vùng bị hậu quả tai hại của việc khí hậu bị hâm nóng, đầu tiên là châu Phi, nơi người dân bị thiếu ăn do tác động trên mùa màng, giá cả lương thực tăng cao. Hiện tại người dân nghèo châu lục này dành 60 % chi tiêu cho lương thực.

Đông Nam Á cũng bị tác hại không kém. Tại vùng Nam Á thì ở Ấn Độ, kể như là có đến 45 triệu người sẽ rơi vào cảnh nghèo khó tột cùng do vấn đề lương thực.

Nhưng không chỉ có vấn đề lương thực : Còn phải tính đến dịch bệnh, như bệnh sốt rét với số người bệnh tăng thêm. Ngân hàng Thế giới cho là sẽ có thêm ít ra 150 triệu người măc bệnh này, trong lúc dịch tả sẽ tăng 10%.

Trong một thông cáo, chủ tịch Ngân hàng Thế giới, Jim Yong Kim, đánh giá « không thể tiêu diệt nạn nghèo khó nếu không đưa ra những biện pháp mạnh mẽ để giảm thiểu mối đe dọa thay đổi khí hậu, đè nặng lên người nghèo, nếu không giảm mạnh việc thải khí độc hại ».

Trong bản báo cáo, Ngân hàng Thế giới kêu gọi các nước thực hiện công cuộc phát triển có quan tâm đến khí hậu và thể hiện tinh thần liên đới.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.