Vào nội dung chính
LIÊN HIỆP QUỐC

Cải tổ Hội Đồng Bảo An : Dự án bất khả thi ?

Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc năm nay lại bị cuốn hút vào một chủ đề gây tranh luận gần như kể từ khi định chế này được thành lập, năm 194 : Đó là cải tổ Hội Đồng Bảo An.

Một phiên họp của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc
Một phiên họp của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc REUTERS/Lucas Jackson
Quảng cáo

Nhóm bốn nước (G4) bao gồm Ấn Độ, Đức, Nhật Bản và Brazil ủng hộ mạnh mẽ dự án cải cách và nhấn mạnh, kể từ khi đệ nhị thế chiến kết thúc, thế giới đã thay đổi và Hội Đồng Bảo An phải phản ánh được những thay đổi này. G4 cũng nêu bật sức nặng kinh tế của bốn quốc gia, còn Ấn Độ thì đóng góp tới một phần ba số binh sĩ trong lực lượng duy trì hòa bình của Liên Hiệp Quốc.

Hiện nay, Hội Đồng Bảo An bao gồm 15 thành viên trong đó có 5 thành viên thường trực có quyền phủ quyết (Anh, Pháp, Mỹ, Nga, Trung Quốc). Những thành viên còn lại có nhiệm kỳ hai năm. G4 đề nghị tăng số thành viên Hội Đồng Bảo An lên thành 25, trong đó có thêm 6 thành viên thường trực nhưng không có quyền phủ quyết.

Liên hiệp Châu Phi nhắc nhở đến số dân trên lục địa này và muốn có ít nhất hai thành viên thường trực có quyền phủ quyết. Năm 2010, Paris đã hứa ủng hộ đề nghị này của Châu Phi, nhưng đồng thời lại tỏ e ngại (và đây cũng là mối lo của Anh Quốc), bởi vì nếu chỉ tính đến sức nặng dân số, thì chỉ vài năm tới, Pháp có thể mất chiếc ghế thành viên thường trực Hội Đồng Bảo An và thay vào đó là Liên Hiệp Châu Âu.

Một số nước khác chống lại đề nghị mở rộng thành viên thường trực trong Hội Đồng Bảo An vì họ ý thức được là không thể có cơ may này, và lại ủng hộ việc tăng số thành viên không thường trực.

Trong đợt cải tổ năm 1963, Liên Hiệp Quốc đã chấp nhận tăng số thành viên không thường trực Hội Đồng Bảo An từ 6 lên thành 10 như hiện nay.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.