Vào nội dung chính
HỘI ĐỒNG BẢO AN

Berlin đề nghị mở rộng Hội đồng Bảo an cho Đức, Nhật, Ấn và Brazil

Hôm qua 26/09/2015, phái đoàn Đức tại New York gửi một thông điệp kêu gọi Hội đồng Bảo an cải cách triệt để. Nội dung đặc biệt được chú ý trong thông điệp nói trên là định chế đầy quyền lực này cần được mở rộng cho nhiều cường quốc tham gia, với tư cách thành viên thường trực.

Họp lãnh đạo nhóm G4 tại New York, 26/09/2015.
Họp lãnh đạo nhóm G4 tại New York, 26/09/2015. Ảnh Roberto Stuckert Filho/PR
Quảng cáo

Trong thông điệp này, Thủ tướng Đức Angela Merkel kêu gọi cải cách Hội đồng Bảo an của Liên Hiệp Quốc, để định chế này « phản ánh được đầy đủ hơn thực tế quyền lực trên thế giới » và khẳng định đây là một đòi hỏi « cấp thiết ». Đề nghị của Thủ tướng Đức được đưa ra sau cuộc họp với Nhật Bản, Ấn Độ, Brazil. Bà Merkel đã thảo luận với Thủ tướng Nhật Shinzo Abe, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Tổng thống Brazil Dilma Rousseff, về khả năng cả bốn nước cùng ra ứng cử.

Theo người đứng đầu chính phủ Đức, việc mở rộng Hội đồng Bảo an cho nhóm 4 cường quốc mới sẽ cho phép Hội đồng Bảo an « hiệu quả hơn và có tính đại diện hơn » trong việc « giải quyết các khủng hoảng và xung đột mang tính toàn cầu mới xuất hiện những năm gần đây ».

Hiện tại, Hội đồng Bảo an gồm 5 thành viên thường trực, cùng 10 thành viên không thường trực. Năm thành viên thường trực (gồm Mỹ, Nga, Trung Quốc, Pháp và Anh) có quyền phủ quyết. Thực tế vừa qua cho thấy quyết định phủ quyết của duy nhất một thành viên thường trực có thể ngăn chặn một giải pháp chung của Hội đồng Bảo an đối với các khủng hoảng Syria hay Ukraina.

Trước đó, cũng trong tháng này, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đạt một đồng thuận về cải cách Hội đồng Bảo an, nhưng bị Trung Quốc, Hoa Kỳ và Nga từ chối tham gia.

 

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.