Vào nội dung chính
CHÂU ÂU

Châu Âu đạt thỏa thuận phân bổ nhận người tỵ nạn

Sau gần hai tháng mặc cả căng thẳng, ngày 20/07/2015, bộ trưởng các nước trong Liên Hiệp Châu Âu cùng bốn nước liên kết của không gian Schenghen là Thụy Sĩ, Na Uy, Iceland và Liechtenstein đã đạt được thỏa thuận về tiếp nhận người tỵ nạn.

Người tỵ nạn tại Macedonia, sát biên giới Hy Lạp.
Người tỵ nạn tại Macedonia, sát biên giới Hy Lạp. REUTERS/Ognen Teofilovski
Quảng cáo

Tổng số, các nước liên quan sẽ đón nhận gần 55 nghìn người xin tỵ nạn. Cụ thể là có 54 760 người sẽ được chia cho 32 nước châu Âu tiếp nhận trong hai năm tới. Tuy nhiên kết quả trên không giấu được những bất đồng sâu sắc vẫn tồn tại trong các nước thành viên Liên hiệp về việc đón tiếp người tỵ nạn. Thông tín viên RFI tại Bruxelles Pierre Bénazet tóm lược:

"Cần phải nhấn mạnh là các nước ngoài Liên hiệp tham gia công ước Schengen đã nỗ lực rất nhiều. Thực tế, Na Uy đề nghị tiếp nhận 3.500 người, Thụy Sĩ nhận 519 người theo quy chế tái định cư người tỵ nạn, chủ yếu trong số đó là người Syria, hiện còn đang nằm ở những nước láng giềng. Số người Syria trong diện được hưởng quy chế tỵ nạn tại châu Âu ban đầu theo đề xuất là 20 nghìn người, nay lên là 22.500 người.

Trái lại, không thể nào đạt được mục tiêu nhằm phân bổ qua toàn bộ các nước trong Liên Hiệp Châu Âu 40 nghìn người xin tỵ nạn đã đến được Hy Lạp và Ý. Các nước châu Âu nhất trí với nhau tiếp nhận 32 256 người.

Như vậy sẽ còn thiếu gần 8 nghìn, cho dù Pháp và Đức đã đồng ý tiếp nhận số người tỵ nạn dự kiến theo kế hoạch phân bổ ban đầu của Ủy ban Châu Âu, dựa trên cơ sở các yếu tố khả năng kinh tế, tỷ lệ thất nghiệp và số lượng người tỵ nạn đã đón nhận ở mỗi nước này.

Kế hoạch phân bổ đã bị một số nước bác bỏ, trong đó có Hungary, Áo, các nước vùng Baltic và Tây Ban Nha".
 

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.