Vào nội dung chính
LIÊN HIỆP QUỐC - QUỐC TẾ - KHỦNG BỐ

LHQ : Tổ chức Nhà nước Hồi giáo cướp cổ vật trên quy mô công nghiệp

Phiến quân trong Tổ chức Nhà nước Hồi giáo đang hoành hành tại Irak và Syria không chỉ phá hủy các di tích cổ, mà còn cướp bóc cổ vật trên một « quy mô công nghiệp » tại những nơi họ chiếm đóng. Tổng Giám đốc Cơ quan Văn hóa Liên Hiệp Quốc UNESCO đã lên tiếng tố cáo như trên vào hôm qua, 02/07/2015, và cho biết thêm là các vật bị cướp đã bị tổ chức này bán đi để lấy tiền tài trợ cho các hoạt động của họ.

Thành cổ Palmyra, do Louis-François Cassas chụp vào 1799, cũng bị quân thánh chiến tàn phá.
Thành cổ Palmyra, do Louis-François Cassas chụp vào 1799, cũng bị quân thánh chiến tàn phá. via @ChronCulture
Quảng cáo

Phát biểu tại Anh Quốc, bà Irina Bokova báo động rằng có đến một phần năm trong số 10.000 di tích kiến ​​trúc lịch sử được chính thức đăng ký tại Irak đang ở trong tay của tổ chức Nhà nước Hồi giáo. Các nơi này đang gánh chịu nạn cướp bóc dữ dội. Riêng đối với hàng ngàn di tích không chính thức khác, UNESCO thừa nhận là không có thông tin. Tại Syria cũng thế, một số di tích trong di sản văn hóa của nước này đã bị cướp bóc đến mức mất đi tất cả các giá trị lịch sử. UNESCO cũng ngày càng lo ngại về số phận của các di tích tại Libya, một đất nước khác đang bị tổ chức Nhà nước Hồi giáo phá hoại.

Đối với bà Tổng giám đốc UNESCO : « Các hành vi cố ý phá hủy mà chúng ta đang chứng kiến ​​ở Irak và Syria đã đạt đến một tầm mức chưa từng có trong lịch sử hiện đại. Đó không chỉ là những vụ đập phá bừa bãi vẫn đang tiếp tục, mà là những hành động hủy diệt một cách có hệ thống. Các vụ cướp bóc tại các di tích khảo cổ và các viện bảo tàng, nhất là tại Irak, đã lên đến một quy mô công nghiệp hủy diệt ».

Theo bà Bokova, chủ trương gọi là « tẩy sạch văn hóa » đó không chỉ nhằm xóa bỏ chứng tích về nguồn gốc của nhân loại, mà còn là một nguồn tài chính cho phiến quân Hồi giáo. Họ đã buộc người dân bình thường đi đào bới tại các di tích, và bán cổ vật khai quật được ra thị trường chợ đen, cung ứng cho các bộ sưu tập tư nhân trên thế giới.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.