Vào nội dung chính
Tạp chí tiêu điểm

Thỏa thuận giảm nhiệt không khí : Con đường đầy bất trắc

Đăng ngày:

Liệu cộng đồng quốc tế có cơ may đạt được một thỏa thuận chống « hiệu ứng nhà kính » vào tháng 12 tới đây nhân Hội nghị COP21 tại Paris ? Kết quả vòng đàm phán tại Bonn với 195 nước thành viên Liên Hiệp Quốc kết thúc vào hôm nay 11/06 không giải quyết được những dị biệt. Những quốc gia đang phát triển, đứng đầu là Ấn độ và Trung Quốc vẫn chưa chấp thuận thỏa hiệp với các nước công nghiệp thực hiện mục tiêu giới hạn nhiệt độ bầu khí quyển tăng dưới 2°C vào năm 2100.

Một phụ nữ đeo khẩu trang trong khu vườn gần nhà máy nhiệt điện dùng than ở Thạch Gia Trang (Shijiazhuang) tỉnh Hà Bắc (Hebei), Trung Quốc. Ảnh chụp ngày 28/01/2015
Một phụ nữ đeo khẩu trang trong khu vườn gần nhà máy nhiệt điện dùng than ở Thạch Gia Trang (Shijiazhuang) tỉnh Hà Bắc (Hebei), Trung Quốc. Ảnh chụp ngày 28/01/2015 REUTERS/Kim Kyung-Hoon
Quảng cáo

Theo nhận định bi quan của Bộ trưởng Môi trường Pháp, bà Ségolène Royal, Hội nghị Liên Hiệp Quốc chống khí thải hâm nóng bầu khí quyển đang lạc loài trong bãi sa mạc ngoại giao. Lời tuyên bố này nhằm gây sức ép với các cường quốc kinh tế nhưng cũng phải nhìn nhận rằng những quốc gia đang trỗi dậy và gây ô nhiễm khủng khiếp nhất mà đứng đầu là Trung Quốc và Ấn Độ vẫn từ chối chia sẻ trách nhiệm với các nước G7, giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính từ 40% đến 70% từ nay đến năm 2050, theo yêu cầu của nhóm chuyên gia Liên Hiệp Quốc GIEC.

Trận Paris, nói theo thuật ngữ của giới bảo vệ môi trường, sẽ rất cam go. Cam go không phải vì tranh cãi về nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính mà hậu quả là sẽ có hàng chục đảo quốc ở Thái Bình dương, Ấn độ dương, hàng chục thành phố duyên hải như New York, Thượng Hải, Hải Phòng, Sài Gòn sẽ chìm trong nước biển. Nhưng tranh luận sẽ tập trung trên vấn đề khẩn cấp tài trợ 100 triệu đôla cho các nước nghèo đang bị hiệu ứng nhà kính gây tổn hại trực tiếp. Hồ sơ tranh cãi thứ hai là chuyển đổi nguồn cung cấp năng lượng từ than đá qua năng lượng tái tạo.

Than đá gây ô nhiễm là vấn đề sinh tử của một phần nhân loại. Theo cơ quan chống nạn đói Oxfam, khí thải của nhà máy nhiệt điện của các nước G7 có thể làm cho kinh tế thế giới thiệt hại 450 tỷ đôla mỗi năm từ nay cho đến cuối thế kỷ. Chỉ riêng nông nghiệp Châu Phi sẽ bị thiệt hại đến 43 tỷ đôla hàng năm từ nay đến năm 2080 và 84 tỷ mỗi năm vào hai thập niên sau đó nếu không có thay đổi.

Nói cách khác, tổn hại cho nông nghiệp Châu Phi vì nhà máy nhiệt điện chạy bằng than đá của G7 cao gấp 60 lần ngân sách các nước giàu này dành viện trợ cho…Châu Phi.

Oxfam thúc giục G7 « khẩn cấp » sử dụng năng lượng sạch và « dẫn đường » cho cả thế giới noi theo.

Tuy nhiên, dù Liên Hiệp Châu Âu có đi tiên phong với những cam kết cụ thể, dù Nga, Mỹ đưa ra những lời hứa, nhưng hầu hết các nước đều không loan báo mục tiêu đi tới với những biện pháp trói buộc.

Nhân loại muốn tồn tại phải chấp nhận con đường phát triển mới . Sau ba cuộc cách mạng năng lượng từ than đá đến dầu hỏa và điện kinh tế địa cầu phải lật qua trang sử carbone.

Tuy nhiên , dường như ít có quốc gia nào từ Châu Á cho đến Châu Mỹ chia sẻ quan điểm này. Vì những nguyên nhân nào và liệu có giải pháp khả thi ?

RFI đặt câu hỏi với Tiến sĩ Huỳnh Long Vân.

Từ Sydney, chuyên gia môi trường trong Nhóm Nghiên cứu Văn Hóa Đồng Nai Cửu Long phân tích :

Tiến sĩ Huỳnh Long Vân : « Các nước phát triển phải làm gương, phải đưa ra chỉ tiêu thực hiện để làm giảm khí thải …họ làm đi , rồi lôi kéo những quốc gia khác như Ấn Độ, Trung Quốc sau đó là Úc, New Zealand và những nước khác. Khi thấy Hoa Kỳ, Đức, Anh, Pháp cam kết thì họ sẽ làm theo và cam kết phải ràng buộc và kiểm điểm hàng năm…Nếu không thì tình trạng nhiệt độ không khí gia tăng sẽ làm hại cho đời sống con người…Đồng bằng sông Cửu Long là quê của tôi, tôi xin trình bày về hậu quả ở vùng đất này…. »

14:03

Tiến sĩ Huỳnh Long Vân- Sydney

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Xem các tập khác
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.