Vào nội dung chính
XÃ HỘI - CHÂU ÂU

62% dân Ailen ủng hộ hôn nhân đồng tính

Sau cuộc trưng cầu dân ý lịch sử, hôm qua, 23/05/2015, người dân Ailen đã bỏ phiếu ủng hộ hôn nhân đồng tính. Là một quốc gia có truyền thống Công giáo sâu sắc, Ailen trở thành nước đầu tiên trên thế giới hợp thức hóa hôn nhân đồng tính thông qua trưng cầu dân ý.

Ailen trở thành nước thứ 19 trên thế giới và là nước thứ 14 tại châu Âu công nhận hôn nhân đồng tính. - REUTERS /Cathal McNaughton
Ailen trở thành nước thứ 19 trên thế giới và là nước thứ 14 tại châu Âu công nhận hôn nhân đồng tính. - REUTERS /Cathal McNaughton
Quảng cáo

Sau 22 năm xóa bỏ việc kết án đồng tính luyến ái, người Ailen đã tiến thêm một bước thông qua việc ủng hộ hôn nhân đồng tính với 62% số phiếu. Theo AFP, đây cũng là thất bại của Giáo hội Ailen và khẳng định Giáo hội đang mất dần sự ảnh hưởng trong xã hội nước này.

Như vậy, Ailen trở thành nước thứ 19 trên thế giới và là nước thứ 14 tại châu Âu, hợp thức hóa hôn nhân đồng tính. Tuy nhiên, trái với các quốc gia khác thông qua bỏ phiếu nghị viện, Ailen là nước duy nhất thông qua bằng trưng cầu dân ý.

Thủ tướng Ailen Enda Kenny tuyên bố trước báo chí : « Hôm nay, Ailen đã viết lên một trang sử ». Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden, sinh ra trong một gia đình có nguồn gốc Ailen, chia sẻ trên trang tweeter : « Tình yêu đã chiến thắng ».

Trước thắng lợi tại Ailen, hôm nay, Thủ tướng Úc Tony Abbott tuyên bố nước Úc sẽ không noi theo Ailen để tổ chức trưng cầu dân ý về hôn nhân đồng tính. Ông cho biết rằng quyết định vấn đề này thuộc về Nghị viện. Hôn nhân đồng tính bị cấm tại Úc từ năm 2004. Tuy nhiên, phần lớn các bang của Úc chấp nhận quyền sống chung của các cặp đồng tính.

Theo một thăm dò thực hiện vào tháng 07/2014, 72% người Úc ủng hộ hôn nhân đồng tính. Trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, hiện chỉ duy nhất New Zealand thông qua luật hôn nhân đồng tính.
 

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.