Vào nội dung chính
BA LAN

Ba Lan kỷ niệm thời kỳ đen tối sau chiến thắng Phát xít 1945

Cuộc khủng hoảng Ukraina và thái độ hung hăng của Nga đã làm cho Ba Lan nhớ lại thời kỳ đen tối, ngay sau ngày chiến thắng phát xít năm 1945. Ngày mai, 07/05/2015, Ba Lan tổ chức lễ kỷ niệm chấm dứt đệ nhị thế chiến, đồng thời muốn nhắc lại rằng đó cũng là điểm khởi đầu của giai đoạn 45 năm Liên Xô thống trị toàn Đông Âu. 

Tượng đài ở thủ đô Vacxava tưởng nhớ đến cuộc Chiến tranh thế giới thứ 2.
Tượng đài ở thủ đô Vacxava tưởng nhớ đến cuộc Chiến tranh thế giới thứ 2. AFP PHOTO/WOJTEK RADWANSKI
Quảng cáo

Vào tối ngày mai, tại Gdansk, cái nôi của công đoàn Đoàn Kết, Tổng thống Ba Lan mời nhiều chính trị gia trên thế giới đến thảo luận về thời kỳ đen tối này, trước khi tham dự lễ kỷ niệm chấm dứt chiến tranh, được tổ chức ở Westerplatte, nơi xẩy ra chiến sự ngày 01/09/1939, mở màn cho đệ nhị thế chiến.

Chính quyền Vaxava cho biết nguyên thủ nhiều nước Đông Âu sẽ tới dự. Thay mặt cho nước Pháp là Bộ trưởng Quốc phòng Jean Yves Le Drian. Đại diện cho nước Đức là cựu Tổng thống Horst Koehler. Ngoài ra, còn có sự hiện diện của Tổng thư ký Ban Ki Moon, Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Donald Tusk.

Trả lời phỏng vấn báo chí, Tổng thống Ba Lan nhắc lại : « Việc kết thúc chiến tranh, đập tan sự chiếm đóng của phát xít Đức, đã không mang lại tự do cho khu vực Châu Âu của chúng tôi, bởi vì các nước này đã bị đế chế Staline thống trị ».

Nhân dịp này, nguyên thủ Ba Lan muốn các khách mời thảo luận về ba sự kiện : 70 năm chiến thắng phát xít Đức, Hội nghị Yalta cách 70 năm, đánh dấu sự nhượng bộ của phương Tây, giao một phần Châu Âu và 25 năm ngày chủ nghĩa cộng sản tại Đông Âu sụp đổ.

Nga tố cáo sáng kiến của Tổng thống Ba Lan là nhằm cạnh tranh với lễ kỷ niệm chiến thắng phát xít ngày 09/05 trên Quảng trường Đỏ, ở Matxcơva.

Sáng kiến của Tổng thống Ba Lan cũng làm cho một số nước phương Tây khó xử : Nguyên thủ nhiều nước phương Tây không đến Nga để dự lễ mừng chiến thắng phát xít ở Nga, nhưng cũng không muốn đến Gdansk, để tránh làm cho Tổng thống Nga Vladimir Putin khó chịu. Do vậy, Tổng thống Pháp, Thủ tướng Đức đều không sang Ba Lan.

Một chuyên gia thuộc Viện khoa học chính trị Kielce, miền nam Ba Lan nhận định về hành động của Tổng thống Ba Lan như sau : « Việc thử phản ứng của Nga là một hành động thiếu trách nhiệm. Không nên gắn hai sự kiện, chiến thắng phát xít và hội nghị Yalta với nhau. Nước Nga bảo vệ những lợi ích của họ, như mọi Nhà nước khác. Ai không muốn tôn trọng những lợi ích đó thì nên tính toán kỹ cái giá phải trả ».

Tổng thống Ba Lan biện minh : "Điều quan trọng đó là rút ra kết luận như sauChâu Âu đã đáp lại mối đe dọa chiến tranh thông qua tiến trình nhất thể hóa, còn bên kia bức màn sắt, người ta phải đợi đến những năm 1990".

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.