Vào nội dung chính
HOA KỲ

TPP : Quốc hội Mỹ sẵn sàng trao thêm nhiều quyền cho Tổng thống

Từ nhiều tháng nay, chính quyền Hoa Kỳ đang ráo riết thương thuyết với 11 nước Châu Á – Thái Bình Dương và Liên Hiệp Châu Âu để hoàn tất hai hiệp ước TPP và TTIP. Hai đảng Cộng hòa và Dân chủ trong Quốc hội Mỹ đã đồng ý trên nguyên tắc về dự luật dành cho Tổng thống nhiều quyền hạn để sớm chấm dứt các đàm phán.  

TPP Singapore :  Họp báo sau 4 ngày đàm phàn không két quả ngày 25/02/2014
TPP Singapore : Họp báo sau 4 ngày đàm phàn không két quả ngày 25/02/2014 Reuters
Quảng cáo

Dự luật nói trên của Quốc hội Hoa Kỳ sẽ định ra các khuôn khổ cho một hiệp định thương mại tương lai. Đổi lại, Tổng thống Mỹ có quyền thương thuyết độc lập và yêu cầu Quốc hội bỏ phiếu cho toàn bộ dự thảo hiệp định. Dự thảo hiệp định, một khi đã trình ra Quốc hội, sẽ không được phép sửa đổi. Thủ tục được gọi là « fast track » này cho phép gạt bỏ mọi nguy cơ dự thảo bị ngăn chặn hay bị trì hoãn.

Dự luật trao thêm quyền cho Tổng thống sẽ hết hạn vào tháng 7/2018, tức sau khi Barack Obama kết thúc nhiệm kỳ tháng 1/2017, nhưng có thể được gia hạn thêm ba năm.

Dự luật nói trên sẽ còn phải được thảo luận tiếp và đưa ra Quốc hội bỏ phiếu, tuy nhiên khả năng được thông qua là rất cao, do nhiều nghị sĩ lưỡng đảng đã tham gia soạn thảo.

Hai hiệp định TPP của Hoa Kỳ với 10 nước Châu Á – Thái Bình Dương, trong đó có Nhật Bản, Singapore, Malaysia, Việt Nam, và TTIP với Liên Hiệp Châu Âu, nếu thành công, sẽ bao gồm khoảng 60% GDP toàn cầu, với 1,3 tỷ dân cư.

Nhiều nghiệp đoàn lớn của Mỹ và một bộ phận đảng Dân chủ lo ngại việc tự do hóa thương mại với các nước Châu Á sẽ có tác động xấu cho công nghiệp Mỹ. Lãnh đạo nghiệp đoàn AFL-CIO lên án các hiệp ước thương mại được phê chuẩn nhanh chóng « đã làm mất rất nhiều chỗ làm và sói mòn khu vực dịch vụ công » ở Mỹ.

Trong khi đó, Tổng thống Obama đang hết sức nỗ lực để một hiệp ước như vậy được phê chuẩn trước khi ông kết thúc nhiệm kỳ, bởi theo ông, « trong một thời đại mà 95% người tiêu thụ tiềm năng sống ngoài biên giới quốc gia », thì không thể để cho những nước như Trung Quốc « quyết định các quy tắc của nền kinh tế thế giới ».

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.