Vào nội dung chính
TÂY BAN NHA - XÃ HỘI

Hiệp ước quốc tế chống buôn bán nội tạng người

Hội đồng Châu Âu thông báo, ngày 25/3/2015, tại Tây Ban Nha, 14 nước châu Âu đã ký Hiệp ước quốc tế đầu tiên về phòng chống buôn bán nội tạng người, một thị trường lậu hàng năm mang lại hơn một tỷ đô la lợi nhuận cho những băng nhóm buôn lậu.  

Ảnh minh họa một ê-kíp bác sĩ cấy nội tạng tại Đức.
Ảnh minh họa một ê-kíp bác sĩ cấy nội tạng tại Đức. :REUTERS/Fabrizio Bensch
Quảng cáo

Văn kiện đầu tiên này quy định việc lấy hệ cơ quan của người sống hay đã chết nếu không có sự đồng ý tự nguyện, rõ ràng của người cho đều được coi là hành vi phạm tội hình sự. Đồng thời việc lấy hệ cơ quan của người đã chết « nhằm mục đích kiếm lời » cũng bị coi là bất hợp pháp.

Mười bốn nước ký hiệp ước gồm : Albani, Áo, Bỉ, Tây Ban Nha, Hy Lạp, Ý, Luxembourg, Cộng hòa Séc, Vương quốc Anh, Thổ Nhĩ Kỳ.

Văn kiện này chỉ có thể có hiệu lực khi có ít nhất 5 quốc gia ký phê chuẩn.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính có khoảng 10 nghìn ca cấy ghép hệ cơ quan bất hợp pháp được thực hiện hàng năm trên thế giới.

Theo ông Thorbjorn Jagland, Tổng thư ký Hội đồng Châu Âu, buôn bán nội tạng người là một trong số 10 hoạt động tội phạm có tổ chức thu nhiều lợi nhuận nhất, khoảng 1,3 tỷ euro mỗi năm. Có trường hợp ở Ukraina người ta đã phải trả 200 nghìn euro cho một quả thận để cấy ghép.

Hiệp ước quốc tế vừa được ký sẽ giúp cho cảnh sát các nước trao đổi tốt hơn thông tin về hoạt động tội phạm này.

Từ 23 năm nay, Tây Ban Nha vẫn là nước đứng đầu thế giới về cấy ghép nội tạng người hợp pháp. Có được thành công này là Tây Ban Nha đã tổ chức tốt việc hiến tặng nội tạng. Năm 2014, ở nước này số người tự nguyện hiến hệ cơ quan cơ thể lên đến 1682 người.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.