Vào nội dung chính
NGA

Điều tra về vụ Boris Nemtsov bị ám sát

Vài giờ trước khi bị ám sát, Boris Nemtsov kêu gọi biểu tình đông đảo chống lại chính sách hung hăng của Nga đối với Ukraina. Ông cũng bị các nhóm Hồi giáo cực đoan đe dọa tính mạng do công khai ủng hộ tờ báo trào phúng Charlie Hebdo của Pháp.

Các lãnh đạo đối lập Nga : Eduard Limonov, Boris Nemtsov (giữa) và Konstantin Kosyakin đầu năm 2011 - Reuters / Denis Sinyakov
Các lãnh đạo đối lập Nga : Eduard Limonov, Boris Nemtsov (giữa) và Konstantin Kosyakin đầu năm 2011 - Reuters / Denis Sinyakov
Quảng cáo

Trả lời trên đài RFI, bà Anna Lebedev, nhà xã hội học và cũng là chuyên gia về Nga thời hậu Liên Xô phân tích về cách giải thích của chính quyền Nga trong vụ ám sát ông Nemtsov :

« Ủy ban điều tra đề cập một cách hết sức lạ lùng khi nêu lên yếu tố chính trị trong vụ Boris Nemtsov bị sát hại. Ủy ban này nói tới khả năng đó là một "vụ ám sát nhằm gây bất ổn trên chính trường Nga". Thông điệp của ủy ban điều tra nhắn gửi hàm ý, chính phe đối lập Nga đã chủ mưu giết hại ông Boris Nemtsov với mục đích huy động được đông đảo người biểu tình hơn vào ngày Chủ nhật 01/03/2012.

Cuộc biểu tình này ban đầu nhằm lên án chính sách của Matxcơva trên vấn đề Ukraina. (…) Trên cả hai hướng điều tra vừa nói, giả thuyết nhà đối lập Nga, Boris Nemtsov bị quân thánh chiến Hồi giáo sát hại, thực ra là nhằm hướng về dư luận của các nước phương Tây.

Nhưng hướng điều tra gắn liền cái chết của ông Nemtsov với hồ sơ Ukraina được quan tâm tới nhiều hơn. Bởi đối lập Nga đang rất chú trọng vào vấn đề Ukraina và Ukraina lẽ ra là chủ đề chính của cuộc tuần hành ngày 01/03/2015. Ban tổ chức còn dự trù có một cử chỉ chính thức ủng hộ một người lính Ukraina đang bị giam giữ trong nhà tù Nga.

Ukraina là một trong những yếu tố quan trọng trong vụ ám sát ông Nemtsov, nhưng điện Kremly sẽ diễn giải theo cách của họ về vấn đề này.(…) Đương nhiên ngày càng có nhiều tiếng nói nêu lên câu hỏi về trách nhiệm trực tiếp của Tổng thống Vladimir Putin trong vụ ám Boris Nemtsov.

Nhưng cho dù là trách nhiệm trực tiếp của tổng thống Nga không bao giờ được chứng minh, thì vẫn đặt ra vấn đề về trách nhiệm gián tiếp của chính quyền Nga. Putin chưa bao giờ cấm đoán các tổ chức chủ trương có những hành động thô bạo khủng bố tinh thần các nhóm đối lập ».

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.