Vào nội dung chính
CHÂU ÂU

Nga, cơn ác mộng của người Tatar tại Crimée

Kể từ khi Nga thôn tính bán đảo Crimée của Ukraina, cộng đồng người Tatar theo đại Hồi sống trong sợ hãi. Các vụ bắt giữ, mất tích thường xuyên xảy ra như cơm bữa.

NgườiTatar trước đền thờ Hồi giáo tại thành phố Bakhtchyssaraï - Crimée. Ảnh ngày 07/03/2014.
NgườiTatar trước đền thờ Hồi giáo tại thành phố Bakhtchyssaraï - Crimée. Ảnh ngày 07/03/2014. AFP PHOTO / GENYA SAVILOV
Quảng cáo

Theo lời một dân biểu người Tatar, Ilmi Oumerov, kể từ khi tổng thống Putin ký sắc lệnh sáp nhập vùng Crimée vào nước Nga, 20 người thuộc sắc tộc Tatar theo đạo Hồi tại đây đã mất tích. Bốn trong số đó đã bị sát hại và 12 người đã được trở về với gia đình. Cả trăm người bị cảnh sát điều tra, theo dõi. Các hành vi khám xét nhà, hù dọa, sách nhiễu đặc biệt nhắm vào các gia đình của người Tatar.

Với khoảng 300.000 người, chiếm tỉ lệ 12% trong số 2,3 triệu cư dân bán đảo Crimée, cộng đồng người Tatar đã tẩy chay cuộc trưng cầu dân ý hồi tháng 3/2014. Từ đó tới nay đã có từ 10.000 đến 20.000 rời khỏi Crimée sang định cư ở một vùng đất thuộc Ukraina.

Đối với người Tatar, sau 60 năm thoát khỏi vòng kềm tỏa của Liên Xô, trở lại dưới trướng của Matxcơva là một cơn ác mộng. Vào năm 1944 lãnh tụ Liên Xô, Stalin tố cáo người Tatar cấu kết với quân Đức Quốc Xã và ra lệnh đày khoảng 200.000 người tới các vùng ở Trung Á và vùng Sibérie giá buốt. Cộng đồng này chỉ được hồi hương sau ngày Liên Xô cũ sụp đổ.

Sự kiện đó còn ám ảnh nhiều thế hệ người Tatar cho mãi tới tận ngày nay.

 

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.