Vào nội dung chính
HOA KỲ - CHÂU Á

Đình công của công nhân cảng đe dọa thương mại Mỹ-châu Á

Phong trào đình công của công nhân cảng ở bờ biển miền Tây Hoa Kỳ đang trở nên trầm trọng hơn, đe dọa đến giao thương giữa Hoa Kỳ với châu Á, đến mức Nhà trắng phải can thiệp để tìm cách giải quyết khủng hoảng.

Dân biểu Janice Hahn nói chuyện với một tài xế, sau cuộc họp báo về các biện pháp bồi hoàn cho người lao động bị thất nghiệp ảnh hưởng, California, 18/02/2015.
Dân biểu Janice Hahn nói chuyện với một tài xế, sau cuộc họp báo về các biện pháp bồi hoàn cho người lao động bị thất nghiệp ảnh hưởng, California, 18/02/2015. REUTERS/Bob Riha
Quảng cáo

Từ gần 4 tháng nay, khoảng 20 ngàn công nhân các hải cảng thương mại dọc theo bờ biển phía Tây của Hoa Kỳ đã đình công để đòi thương lượng lại hợp đồng lao động. Nhiều tàu chở hàng đã không thể cập các bến cảng để bốc dỡ hàng. 

Các doanh nghiệp Mỹ bắt đầu lo ngại về tác động kinh tế của phong trào đình công này, trong khi các nhà sản xuất xe hơi Nhật cho biết họ đã buộc phải chuyển các phụ tùng đến Mỹ qua đường hàng không.

Trước tình hình bế tắc này, chính quyền Obama đã gởi bộ trưởng Lao động Thomas Perez đến làm trung gian hòa giải giữa lãnh đạo các hải cảng với công đoàn. Nhưng đến hôm qua, ngày thứ ba của cuộc đàm phán, hai bên vẫn chưa đạt được tiến bộ này, khiến mọi người lo ngại là tranh chấp lao động này sẽ trầm trọng hơn, làm tê liệt hoàn toàn hoạt động các hải cảng này, hiện chiếm phân nửa trao đổi mậu dịch của Hoa Kỳ.

Thiệt hại tổng cộng đối với nền kinh tế Mỹ chưa thể được ước lượng. Hiện giờ thiệt hại này còn hạn chế do các công ty đã thi hành những biện pháp dự phòng. Nhưng trong tương lai, có nguy cơ là phong trào đình công này sẽ cản trở giao thương giữa Hoa Kỳ với châu Á.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.